BOT Cai Lậy: quá khích hay cuộc chiến công lý?

Mẫn Nhi

Tối ngày 30/11, hàng loạt trang tin đặt tít “BOT Cai Lậy hỗn loạn, nhiều người quá khích bị áp giải”.

Nhưng thực tế là như thế nào?

Không có bất kỳ ai “quá khích”, chỉ có một “đồng chí công an” mượn bằng của một tài xế Trịnh Hồng Phương (Dĩ An, Bình Dương) và đi luôn. Kết quả, khi bác tài xế xuống xe đòi lại thì ngay lập tức xe cẩu đã được điều động đến để làm việc…

Trong khi đó, tài xế Nguyễn Minh Trung (Long Phú, Sóc Trăng), người kiên quyết đòi nhận lại 100 đồng Việt Nam khi anh trả phí 25.100 đồng. Lý do, anh không muốn “ăn chặn tiền nhà nước”.

Kết quả, cả hai tài xế bị quy là “quá khích, kích động” và đưa về đồn.

Trang PLO đưa tít “BOT Cai Lậy: 3 người quá khích bị tạm giữ”; trang Vnexpress đưa tít "BOT Cai Lậy hỗn loạn, nhiều người quá khích bị áp giải”; trang Zing đưa tít “Cảnh cẩu xe, áp giải người quá khích rời BOT Cai Lậy”…

clip_image002

Đây là 3 trong số những trang đưa tiêu đề làm sai lệch cách nhìn của độc giả đối với nhóm tài xế đang thực hiện đúng theo pháp luật và hiến pháp nhà nước. Liệu có nên sử dụng cụm từ “quá khích” khi người tài xế không hề muốn ăn chặn của nhà nước dù 100 đồng? Liệu có quá khích không khi mà một “đồng chí công an” đã “mượn giấy tờ xe” mà không trả, cẩu xe mà không tiến hành các thủ tục cần thiết của xử phạt vi phạm hành chính?

Và liệu ai là kể quá khích? Là “kích động” sự vụ khi mà hai tài xế được đưa về trụ sở Công an huyện Cai Lậy (Tiền Giang) lại bị kiểm tra nồng độ cồn, xét nghiệp ma túy, ... và lập biên bản với ba khuyết điểm: đã đóng phí qua trạm thu phí nhưng không chịu đi, có lời lẽ xúc phạm đến ngành công an nhân dân, và có hành động ôm kính chắn gió của xe đặc dụng không để xe này di chuyển.

Đó có phải là sự đốn mạt về mặt hành pháp? Là cách mà sử dụng hoang phí nguồn tiền của người dân để làm những chuyện đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng và nhà nước? Thậm chí là sử dụng lực lượng công an mặc thường phục để "kích động" đám đông?

Và kết lại là, liệu, “kẹt xe, tiêu tốn tiền của, và thời gian của nhân dân thì mấy ông BOT có đền bù không?”

Một bạn đọc của báo TTO đã đúng khi nhấn mạnh: Tôi đóng thuế không phải để cho các cơ quan chức năng đi làm việc này.

Sẽ tiếp tục chiến đấu!

Anh Trịnh Hồng Phương – một trong 2 tài xế được đưa về đồn vào chiều ngày 30/11 đã được thả ra, và trong đêm, anh tuyên bố trong một livetreams rằng: Anh sẽ kiện vì “mất quyền công dân” lần này.

Cũng trong livestreams trong trang thông tin “Bạn hữu đường xa” đó thông tin, hàng loạt cánh tài xế từ các tỉnh đổ về và tiếp tục cho trận chiến ngày mai.

Những cánh tài xế, bằng thủ thuật 100 đồng Việt Nam và sự chấp pháp, tuân thủ, áp dụng đầy đủ tinh thần pháp luật đã đối diện thẳng với quan điểm của lãnh đạo Bộ GTVT, với người đại diện là ông Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể - người đã tuyên bố rằng: “Vị trí đặt trạm và mức phí tại trạm thu phí Cai Lậy đã được sự đồng ý của cơ quan chức năng và sẽ không có sự điều chỉnh nào nữa”.

Và thực tế, trận chiến này đã và đang diễn ra gay go, khi mà xe phá sóng được điều về trạm BOT đã ngăn chặn livetreams trên facebook. Đáp lại, cánh tài xế đã tiến hành ghi video và sau đó tải thủ công lên facebook lẫn youtube.

clip_image004

Tờ 100 đồng với nguyên tắc 25+ 1 đã làm phá sản kế hoạch BOT Cai Lậy từ ban đầu

Đến tối ngày 30/11, rạng sáng ngày 1/12, trạm BOT Cai Lậy tiếp tục rơi vào tình trạng “vỡ trận”. Bởi họ đã hiệp thông lại với nhau để đòi quyền lợi, điều gì tuyệt vời hơn quan điểm của anh tài xế bước ra khỏi đồn và tuyên bố đanh thép rằng: “Tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng ae chiến đấu đến khi nào dẹp dc trạm BOT”.

Bạn hữu đường xa và tờ 100 đồng xứng đáng tiếp tục ghi vào lịch sử đấu tranh dân sự Việt Nam, vì tính sáng tạo và chủ động của nó. Chính vì thế nó tỏ ra hiệu quả, và làm nên một trận chiến đẹp giữa quyền lợi của cộng đồng, chống lại lợi ích nhóm. Nhất là khi lợi ích nhóm đó đang tiếp tục giẫy trong cái món ăn BOT. Mới đây nhất, vào ngày 1/12, Bộ Giao thông vận tải cho biết đang phối hợp Bộ Công an, địa phương tổ chức thu giá tại trạm để hoàn vốn cho dự án và có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, xử lý nghiêm các hành vi gây rối tại trạm.

Trận chiến BOT Cai Lậy diễn ra khi người đốt lò đang vận động đảng viên học Nghị quyết mới về công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế. Một hình ảnh hết sức tương phản và có phần lệch lạc với thực tiễn đời sống quốc gia.

Người viết muốn nhấn mạnh rằng, BOT Cai Lậy kết hợp với Biệt phủ Yên Bái và nhiều những vụ việc có yếu tố tương tự khác đang nhấn chìm “ĐCSVN”, liệu có ai hiểu được (kể cả “người đốt lò”) quan điểm rất chi là đời thường của người khai sinh ra Đảng này, rằng: Khi Đảng cầm quyền, đảng viên rất dễ bị đánh mất mình, ngày hôm qua vĩ đại, ngày hôm nay không nhất thiết được mọi người yêu mến nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.

M.N.

Nguồn: http://www.vietnamthoibao.org/2017/12/vntb-bot-cai-lay-qua-khich-hay-cuoc.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn