Bài học chuyển đổi dân chủ thành công: chính quyền dân sự và lực lượng an ninh

(Phần 2)

Abraham F. Lowenthal & Sergio Bitar

Thạch Lam Trần dịch

Các nhà lãnh đạo quá trình chuyển đổi cũng phải giữ gìn kỷ luật và tinh thần chiến đấu của các lực lượng an ninh. Và làm mọi việc để đảm bảo, lực lượng an ninh sẽ hợp tác đầy đủ với những người trước đây họ từng coi là đối tượng lật đổ, chống phá nhà nước.

clip_image001

Tháng 7 năm 2013 Tổng thống Morsi đã bị bắt giam, kết thúc giai đoạn cầm quyền của những người Hồi giáo chính trị thiếu tầm nhìn và không tôn trọng đa nguyên lẫn sự thỏa hiệp.

Chính quyền dân sự và lực lượng an ninh


Lật đổ một chế độ độc tài là một chuyện; quản lý được nó là chuyện hoàn toàn khác. Các nhà lãnh đạo quá trình chuyển đổi thường xuyên phải đối mặt với áp lực làm sạch chế độ cũ và bắt đầu lại. Nhưng họ phải dừng lại và suy nghĩ, bởi quản lý đòi hỏi phải có nhân sự, và nguồn lực. Phe đối lập nắm quyền, bước quan trọng nhất vẫn là để chấm dứt bạo lực và lập lại trật tự trong khi đảm bảo rằng tất cả các lực lượng an ninh cần phải tiếp tục hoạt động trong phạm vi pháp luật.

Các cuộc phỏng vấn của chúng tôi cho thấy những thách thức kéo dài trong mối quan hệ dân sự-quân sự. Các nhà cải cách phải đưa an ninh nằm dưới sự kiểm soát của dân sự càng sớm càng tốt, đồng thời công nhận và tôn trọng vai trò hợp pháp của nguồn lực này, tránh sự trả thù sâu rộng dựa trên các vấn đề diễn ra trong quá khứ.

Để thực hiện việc này, cảnh sát và lực lượng tình báo trong nước nên được tách ra khỏi lực lượng vũ trang. Các nhà lãnh đạo cần khắc sâu thái độ mới về phía cảnh sát bằng cách nhấn mạnh trách nhiệm của các lực lượng an ninh là nhằm bảo vệ thường dân chứ không phải là áp bức họ. Đồng thời, phải loại bỏ các sĩ quan cao cấp chịu trách nhiệm về các hành vi tra tấn và đàn áp tàn bạo trong quá khứ, đặt chỉ huy quân sự cấp cao nằm dưới quyền trực tiếp của Bộ trưởng dân sự, và nhấn mạnh rằng hoạt động công vụ không ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi chính trị (phi chính trị).

Habibie giải thích về quan hệ dân sự-quân sự ở Indonesia, "Những người dẫn đầu một quá trình chuyển đổi… phải cho thấy, không phải bằng lời nói hoặc văn bản, mà bằng hành động, để cho thấy tầm quan trọng của kiểm soát dân sự".

Quan chức dân sự cấp cao có trách nhiệm giám sát các lực lượng an ninh cũng cần phải có kiến thức về vấn đề an ninh và tôn trọng của các đồng nghiệp của họ trong quân đội, cảnh sát, tình báo.

Điều này có thể khó khăn, bởi phong trào dân chủ đã đụng độ nảy lửa với lực lượng an ninh trong quá khứ, dẫn đến sự ngờ vực lẫn nhau. Ngoài ra, còn có cả sự thiếu tôn trọng đối với chuyên môn của lực lượng dân sự trong các vấn đề an ninh.

Các nhà lãnh đạo quá trình chuyển đổi cũng phải giữ gìn kỷ luật và tinh thần chiến đấu của các lực lượng an ninh. Và làm mọi việc để đảm bảo, lực lượng an ninh sẽ hợp tác đầy đủ với những người trước đây họ từng coi là đối tượng lật đổ, chống phá nhà nước.
Điều này cho thấy rằng, việc an ninh phải chịu kiểm soát của lực lượng dân sự là một trong những thách thức kéo dài nhất mà một nền dân chủ khai sinh phải đối mặt.
Và do đó, ở những nước như Gambia, Myanmar và Thái Lan, nơi sự vắng mặt của chính quyền dân sự đối với lực lượng an ninh vẫn là trở ngại quan trọng nhất đối với một quá trình chuyển đổi dân chủ thành công.

Thách thức ôn hòa

Đưa quân đội nằm dưới sự kiểm soát dân sự có thể giúp các nhà lãnh đạo quá trình chuyển đổi truyền tải niềm tin trong nước và cho thấy tính hợp pháp của thể chế trong mắt quốc tế. Cần trấn an rằng, bầu cử phản ánh ý chí của đa số và đảm bảo lợi ích của các bên sẽ được tôn trọng trong nền pháp luật mới. Ở hầu hết các nước chuyển đổi, việc soạn thảo một Hiến pháp mới là điều cần thiết, mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ như Indonesia giữ lại năm Hiến pháp 1945 dù một số quy định đã bị thay đổi và Ba Lan đã không chấp nhận một Hiến pháp mới cho đến khi chủ nghĩa cộng sản kết thúc.
Sự tham gia soạn thảo Hiến pháp nên là sự tham gia của nhiều người, ngay cả khi điều này có nghĩa là chấp nhận những hạn chế dân chủ tạm thời.

Thabo Mbeki(12), Tổng Thống thứ hai của Nam Phi, nhận xét: "Điều quan trọng là Hiến pháp phải được chấp nhận bởi đại đa số người dân Nam Phi, và do đó quá trình soạn thảo Hiến pháp phải bao gồm" cả những người ủng hộ chế độ cũ, những người cần sự đảm bảo rằng họ sẽ được tôn trọng dưới sự cai trị của pháp luật.

Và một lần nữa, thỏa hiệp là rất quan trọng.

Xây dựng quan hệ liên tục với đối lập

Trong quá trình chuyển đổi dân chủ, người dân thường đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo dân chủ đôi khi thiếu dân chủ tự-do, không đáp ứng kỳ vọng kinh tế hoặc chính trị. Những trường hợp này nảy sinh khi các nhà chức trách mới thường kế thừa mô hình thâm căn cố đế đầy tham nhũng và kém hiệu quả của chế độ trước. Và do đó, các phong trào đoàn kết trong nước vốn chống lại chế độ độc tài, nay có thể phân mảnh. Các tổ chức xã hội dân sự đóng góp phong trào đối lập chống độc tài đôi khi trở nên bất trị.
Xây dựng mối quan hệ mang tính xây dựng giữa một chính phủ mới và một phe đối lập mới là một thử thách nhưng cần được giải quyết. Cần nhấn mạnh, cạnh tranh giữa chính phủ và phe đối lập là yếu tố lành mạnh về phía dân chủ, và ngược lại nó có thể hoàn toàn tắc nghẽn bởi sự chống đối từ phe đối lập hoặc sự đàn áp những lời chỉ trích từ phía chính phủ.

Điều đó cho thấy rằng, để xây dựng và chuyển đổi nền dân chủ thành công, cần sự hỗ trợ tổng lực của tất cả các bên vì mục tiêu chung.

Tư pháp độc lập có thể hỗ trợ nhiều sáng kiến mới và kêu gọi truyền thông tự do có trách nhiệm hơn, nhằm hỗ trợ bền vững dân chủ.

Các đảng chính trị cần đóng một vai trò quan trọng, miễn là nó không trở thành phương tiện của cá nhân nói riêng và nhóm lợi ích.

Các tổ chức dân sự và các đảng dân chủ cần thu hút mọi người thuộc mọi tầng lớp, huy động và tổ chức một cách hiệu quả nguồn lực xã hội trong xây dựng dân chủ trong nước.
Xây dựng đảng phái

Sự phát triển của các đảng phái đòi hỏi sự chú ý, đặc biệt liên quan đến hình thức và sự lựa chọn ứng cử viên, chiến dịch tài chính và cách tiếp cận với các phương tiện truyền thông.
Các thách thức đối với nền quản trị dân chủ ở Ghana, Indonesia, và Philippines là một phần do đảng phái chính trị yếu kém.

Cần lưu ý, các quá trình chuyển đổi này thường được thúc đẩy bởi yếu tố chính trị, hơn là kinh tế, nhưng thách thức kinh tế cần sớm là một ưu tiên giải quyết cho các chính phủ mới. Giảm nghèo và thất nghiệp có thể xung đột với các cải cách kinh tế cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và ổn định kinh tế vĩ mô, do đó, trước khi giảm các biện pháp hỗ trợ trong vấn đề này, thì chính phủ mới nên thực hiện các biện pháp xã hội giảm nhẹ những khó khăn đối với tầng lớp dễ bị tổn thương nhất.

Các nhà lãnh đạo của các quá trình chuyển đổi thành công mà chúng tôi dẫn ra nghiên cứu ở đây, đều có phương pháp tiếp cận thận trọng thị trường theo định hướng và chính sách tiền tệ - tài chính vĩ mô thận trọng. Và một đảng phái mạnh là điều cần thiết.
Cấm vận và hỗ trợ kinh tế

Lịch sử gần đây về sự can thiệp của phương Tây ở Trung Đông đã chứng minh rằng, dân chủ không phải là một mặt hàng xuất khẩu. Những yếu tố bên ngoài bao gồm cả chính phủ lẫn phi chính phủ, có thể hỗ trợ hiệu quả quá trình chuyển đổi dân chủ nếu họ tôn trọng các lực lượng trong nước. Đôi khi, họ có thể cung cấp các điều kiện cần thiết cho cuộc đối thoại giữa các phe đối lập và các đại diện của chế độ. Họ có thể cung cấp tư vấn hiệu quả về việc làm thế nào để sử dụng hiệu phương tiện truyền thông, và cuối cùng là làm thế nào để giám sát cuộc bầu cử.

Trừng phạt kinh tế có thể giúp kiềm chế đàn áp, như phương Tây đã làm ở Ba Lan và Nam Phi. Nhưng cung cấp viện trợ lẫn đầu tư có thể hỗ trợ tốt cho quá trình chuyển đổi dân chủ, như họ đã làm ở Ghana, Philippines, và Ba Lan.

Hỗ trợ kinh tế quốc tế trong suốt một quá trình chuyển đổi có thể cung cấp điểm tựa cho cải cách chính trị và rõ ràng, tư vấn thay vì can thiệp nội bộ là một điều cần được cân nhắc trong quá trình chuyển đổi.

Thế giới đang thay đổi

Công nghệ, áp lực kinh tế, địa chính trị có thể dẫn đến thay đổi quá trình chuyển đổi dân chủ.
Với một điện thoại di động có thể châm ngòi cho các cuộc biểu tình bằng cách ghi lại hành vi bạo lực của cảnh sát.

Nhưng công nghệ không thể giảm thiểu khó khăn trong xây dựng quốc gia. Như Cardoso, nhà cải cách Brazil cho hay, "Vấn đề là rất dễ dàng để huy động để xóa bỏ một chế độ nhưng khó khăn hơn nhiều trong việc xây dựng lại. Các công nghệ mới là không đủ bởi để có những bước đi tiếp theo về phía trước. Tổ chức là cần thiết. Vì quần chúng không thể xây dựng các tổ chức. Đó là lý do tại sao lãnh đạo các tổ chức trở nên quan trọng".

Trong những năm tới, các phong trào xã hội và các tổ chức xã hội dân sự, tiếp tục được tăng cường bởi internet, nó sẽ gây áp lực với chế độ độc tài thường xuyên hơn, hiệu quả hơn so với quá khứ. Tuy nhiên, những biến chuyển này không thể thay thế các đảng chính trị và các nhà lãnh đạo. Do đó, suy cho cùng vẫn phải xây dựng tổ chức, xây dựng các liên minh đảng phái và tổ chức quản trị quốc gia, kể cả trong vấn đề bầu cử, song song tìm kiếm sự ủng hộ của người dân, chuẩn bị và thực hiện các chính sách vì lợi ích chung…
Thật khó để xây dựng nền dân chủ bền vững và hoạt động ở một nước mà không có kinh nghiệm từ phía chính quyền, nơi các tổ chức xã hội và công dân còn khá yếu. Và dân chủ cũng sẽ gặp khó khăn khi đối diện với vấn đề tự trị của sắc tộc, khu vực ngay khi nó được bắt đầu.

Dân chủ không xuất hiện trực tiếp. Tòa nhà nền dân chủ đòi hỏi tầm nhìn, đàm phán và thỏa hiệp gắn với nỗ lực, kiên trì lãnh đạo và cả sự may mắn. Tuy nhiên, dù với tất cả các chướng ngại vật đó, nhưng với sự chuyển đổi dân chủ đã thành công trong quá khứ ở các nước, thì học tập và áp dụng những bài học kinh nghiệm thành công có thể giúp chấm dứt chế độ chuyên quyền và nền dân chủ giấy trong tương lai.

T.L.T.

Chú thích:

[1] https://www.foreignaffairs.com/anthologies/2011-05-01/new-arab-revolt
[2] http://www.nytimes.com/2011/02/12/world/middleeast/12egypt.html
[3] http://www.aljazeera.com/news/middleeast/2014/06/sisi-be-sworn-as-egypt-president-
20146843619902534.html
[4] https://www.foreignaffairs.com/articles/tunisia/2014-10-23/tunisia-model
[5] https://www.foreignaffairs.com/articles/asia/1997-07-01/indonesia-after-suharto
[6] https://www.foreignaffairs.com/articles/poland/1990-02-01/poland-demise-communism
[7] https://www.foreignaffairs.com/articles/russia-fsu/2005-03-01/ukraines-orange-revolution
[8] https://www.foreignaffairs.com/articles/brazil/1995-07-01/fulfilling-brazils-promise-
chuyện chủ tịch-Cardoso

[9] https://www.foreignaffairs.com/reviews/capsule-review/2004-03-01/opening-mexico-
làm dân chủ

[10] http://www.theguardian.com/world/2013/jul/01/egypts-army-ultimate-arbiter-power
[11] https://www.foreignaffairs.com/articles/chile/1989-12-01/chiles-return-democracy
[12] https://www.foreignaffairs.com/articles/south-africa/1999-11-01/mbekis-uphill-challenge

F. Lowenthal là một thành viên cao cấp tại Viện Brookings và người sáng lập của Đối thoại Liên Mỹ.

Sergio Bitar là Chủ tịch Quỹ Dân chủ Chile và là Uỷ viên cao cấp của tổ chức Đối thoại liên Mỹ. Ông cũng là một thượng nghị sĩ Chile từ năm 1994 đến năm 2002.

Cả hai là tác giả của bài luận Chuyển đổi đảng Dân chủ: Cuộc trò chuyện với lãnh đạo thế giới (Johns Hopkins University Press và IDEA International, 2015).

Nguồn: http://www.ijavn.org/2015/12/vntb-bai-hoc-chuyen-oi-dan-chu-thanh_18.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn