Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 22 – Kỳ cuối)

(Negotiating Radical Change: Understanding and Extending the Lessons of the Polish Round Table Talks)

Dịch giả: Nguyễn Quang A

Lùi lại: Xung quanh Bàn Tròn

Gay W. Seidman

Khi chúng ta chuyển vào thế kỷ thứ hai mươi mốt, đôi khi thật khó để nhớ Chiến tranh Lạnh đã chi phối đến thế nào những sự tưởng tượng chính trị của chúng ta trong hầu hết năm mươi năm qua. Từ 1945 đến 1989, ít nhà hoạch định chính sách quanh thế giới đã có thể coi là nghiêm túc sự gợi ý rằng chế độ cộng sản Đông Âu sắp sụp đổ, hoặc rằng Liên Xô sẽ mau chóng tan rã. Bên trong các thảo luận Bàn Tròn, như chúng ta thấy từ những bình luận của những người tham gia hội thảo Michigan, những người tham gia ở cả hai phía đã đánh giá quá cao sức mạnh của chính phủ Ba Lan: trong khi những người tham gia từ chính phủ hiển nhiên đã nghĩ họ tạo ra một cơ sở hợp pháp hơn cho sự tiếp tục kiểm soát, các thành viên đối lập Ba Lan đã nghĩ họ dùng thủ đoạn cho không gian chính trị. Nhưng tại các cuộc bầu cử đầu tiên, chính phủ đã phát hiện nó đã mất hết sự kiểm soát, trong khi phe đối lập đã phát hiện ra bằng cách nào đó nó đã giành được quyền lực. Làm thế nào mà tất cả họ đã có thể sai lầm đến vậy?

Như bây giờ chúng ta biết, Bàn Tròn đã đồng thời là một điềm báo về, và một tình tiết quan trọng trong, sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Nhưng lúc đó, đã chẳng ai có thể thực sự hiểu rằng một cuộc chiến tranh, mà đã trôi qua lâu đến mức không ai đã nghi ngờ các động lực cơ bản của nó, đã qua rồi. Thực vậy, các nhà phân tích chính sách quốc tế có lẽ đã cần thời gian dài để hấp thu cú sốc trí tuệ khi Liên Xô bắt đầu tan rã, nhưng vào đầu các năm 1990, họ đã phải chấp nhận một tầm nhìn mới: trong hình dung chính trị toàn cầu của chúng ta, thế giới đã không còn bị chia giữa hai siêu cường nữa, mỗi siêu cường muốn can thiệp trong các vùng mà họ coi như khu vực ảnh hưởng của họ. Trong khi bước đi của Ba Lan đến sự tự quyết đã đánh dấu một thời điểm quan trọng, đã hầu như không phải là bước đi duy nhất; Bàn Tròn đã đánh dấu một thời đại mới, nhưng đã không khởi xướng ra nó, cũng đã chẳng xác định nó. Khi một thực tế chính trị mới đã nắm chặt, những khả năng chính trị mới đã mở ra ở mọi nơi. Từ Việt Nam đến Nam Phi, Ethiopia đến Chile, Albania đến Yemen, các đồng minh cũ đã sụp đổ, các ranh giới cũ của xung đột đã bị nhòe đi, các đường đứt gãy mới đã tự bộc lộ. Vào đầu các năm 1990, “toàn cầu hóa” và sự nhấn mạnh mới đến các quá trình bầu cử đã làm giảm dải các lựa chọn sẵn có cho các chính phủ: từ Nicaragua, nơi chính phủ cánh tả trước kia đã từ bỏ quyền lực thông qua các cuộc bầu cử, đến El Salvador, nơi các lực lượng bán quân sự cánh hữu đã chấp nhận một sự hòa giải được thương lượng với các cựu du kích, đồng thuận đã được tạo khung bởi hai giả thiết cơ bản.[1] Thứ nhất, tất cả các bên đã bắt đầu chấp nhận như một điểm khởi đầu rằng họ sẽ sống bên trong các ràng buộc của các chiến lược kinh tế tân-tự do; vào cuối các năm 1980, thành ngữ nổi tiếng, “There is no alternative – không có lựa chọn thay thế khác,” đã trở thành một thực tế ý thức hệ. Thứ hai, tất cả các bên của các cuộc đàm phán đã bắt đầu chấp nhận định nghĩa của “dân chủ” như là các cuộc bầu cử; các nhóm chính trị mà đã từ chối các quá trình bầu cử đã tự thấy mình bị cô lập trên sân khấu quốc tế, và ngày càng mất sự ủng hộ ở trong nước.

Trong những bình luận này, tôi muốn lùi lại từ bàn đàm phán, để nhìn vào bối cảnh toàn cầu rộng hơn mà trong đó các cuộc đàm phán Bàn Tròn đã xảy ra, vào các quá trình chung mà đã mở ra các cuộc thảo luận, các biên giới và các nền kinh tế suốt các năm 1980 và đầu các năm 1990. Sau khi xem xét ngắn gọn những cách tiếp cận khác nhau trong tài liệu về “những chuyển đổi dân chủ” – bắt đầu với Tây Âu và Mỹ Latin, và rồi chuyển tiếp sang Đông Âu, Nam Phi và những nơi khác – tôi muốn thảo luận một số thay đổi toàn cầu mà đã tạo ra một bầu không khí mà trong đó những sự chuyển đổi được thương lượng đã bắt đầu có vẻ có thể. Trên hết, tôi muốn khẳng định rằng chúng ta không thể hiểu bất kỳ trường hợp chuyển đổi đơn nhất nào vào lúc kết thúc Chiến tranh Lạnh một cách cô lập: đã có quá nhiều thay đổi đầy kịch tính, trong quá nhiều phần của thế giới, để xem Bàn Tròn như hoàn toàn là sản phẩm của một sự cân bằng sức mạnh cục bộ, hoặc thậm chí, sản phẩm của các chiến lược của các tác nhân địa phương. Như những người tham gia hội thảo Michigan đã thừa nhận lặp đi lặp lại, các nhân tố bên ngoài đã đóng một vai trò to lớn trong việc thúc đẩy những người Ba Lan đến bàn đàm phán: những sự trừng phạt quốc tế, áp lực chính trị Mỹ, các chính sách thay đổi bên trong Liên Xô, một cảm giác thúc bách từ mọi phía rằng các cuộc cải cách kinh tế đã là không thể tránh khỏi, tất cả đã đều được nhắc đến trong kỷ yếu hội thảo. Ở mức độ nào các áp lực bên ngoài này là đặc thù đối với Ba Lan, và ở mức độ nào các động lực hai cực của Chiến tranh Lạnh đã dọn đường rồi cho các lực lượng mới, khiêu khích sự thay đổi chính trị và kinh tế khắp địa cầu, vào cuối các năm 1980?

Những sự Chuyển đổi Dân chủ

Khi những người Ba Lan tham gia hội thảo Michigan phản ánh kinh nghiệm của họ tại Bàn Tròn, các động lực bên trong của Ba Lan trong năm 1989 nổi bật lên một cách rõ ràng trong tâm trí của họ; nhưng các áp lực bên ngoài, từ mối đe dọa đã giảm đi của sự xâm chiếm Soviet đến tác động của những trừng phạt kinh tế từ phương Tây, đứng làm một cái phông rõ rệt cho các sự kiện địa phương mà họ mô tả. Loại này của sự chuyển dịch – xa khỏi sự tập trung hoàn toàn vào các chiến lược đã mang lại các bàn đàm phán địa phương bởi các cá nhân, hay thậm chí các đại diện phong trào xã hội, để xem xét tác động của bối cảnh toàn cầu mà trong đó các cuộc đàm phán đã nổ ra vào cuối các năm 1980 và đầu các năm 1990 – giống với một sự chuyển dịch trong những thảo luận lý thuyết và cái thường được gọi là “dân chủ hóa”, hay “những sự chuyển đổi dân chủ” suốt các năm 1990. Vào giữa các năm 1980, nhiều trí thức, đặc biệt ở Mỹ Latin, đã thấy mình đối mặt với một hiện tượng mới gây sốc: sau khoảng mười lăm năm giải thích sự phổ biến của sự cai trị độc đoán ở Mỹ Latin,[2] họ thay vào đó thấy mình đang thử giải thích một loạt sự chuyển đổi đột ngột sang dân chủ. Đầu tiên ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, rồi ở Argentina, Brazil, Uruguay và cuối cùng ngay cả Chile, các chính phủ quân sự đã bắt đầu thương lượng con đường của họ quay lại trại lính.

Những sự chuyển đổi này đã thường chậm và được kiểm soát, khi các chính phủ độc đoán đã từ từ cho phép những thay đổi về các quy tắc mà đã cho phép những kết quả bất ngờ – thay cho các quá trình bầu cử được kiểm soát nghiêm ngặt mà đặc trưng cho các chế độ độc đoán. Các cựu sỹ quan quân đội thường đã đòi hỏi những hạn chế lên các chính phủ mới hình thành, như các đợt tổng ân xá cho những sự vi phạm quyền con người, các đặc ân đặc biệt cho ngân sách quân sự, hay thậm chí sự kiểm soát sự lựa chọn các ứng viên cho các cuộc bầu cử “dân chủ” mới. Nhưng vào giữa các năm 1980, nhiều nhà lý luận mà trước đây đã gắn chủ nghĩa tư bản phụ thuộc của Mỹ Latin với chủ nghĩa độc đoán đã thấy mình vật lộn để giải thích cho cái hóa ra là một xung lực dân chủ mới.

Đầu tiên, hầu hết những thảo luận lý thuyết về dân chủ hóa đã tập trung vào các chiến lược đàm phán của phe đối lập. Thường dùng những ẩn dụ rút ra từ lý thuyết trò chơi, các nhà trí thức đã nói về loại nào của các chiến lược có thể ủng hộ “các nhà cải cách” chống lại những người theo đường lối cứng rắn trong các chế độ độc đoán, hoặc làm sao để mở rộng một cách tốt nhất không gian cho chủ nghĩa tích cực dân chủ.[3] Nhiều trong các nhà lý thuyết này đã là bản thân những người tham gia vào các phong trào đối lập cụ thể, và các cuộc tranh luận học thuật của họ đã giống các cuộc thảo luận chính trị thực xảy ra giữa và bên trong các phe đối lập dân chủ của nước họ. Thường chỉ ra các bài học dựa trên những kinh nghiệm gần đây của các nước khác trải qua những chuyển đổi tương tự, những thảo luận này thường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra các quy tắc mới cho trò chơi chính trị, trong đó tất cả mọi người sẽ học để tôn trọng những kết quả bầu cử, chấp nhận sự không chắc chắn và khả năng bị mất quyền lực như một khía cạnh then chốt để xây dựng các nền dân chủ bền vững – cho dù các quy tắc được thương lượng đã đòi hỏi rằng phe đối lập từ bỏ một số đòi hỏi của nó, và kiềm chế những người đi theo đừng đòi hỏi việc tái phân phối của cải và quyền lực cũng như không gian chính trị dân chủ.[4]

Những sự giống nhau giữa nhiều của những thảo luận lý thuyết này và ngôn ngữ được sử dụng bởi những người tham gia Bàn Tròn Ba Lan trong hội thảo Michigan – ngôn ngữ của sự bất ngờ (contingency), của sự cùng yếu và thỏa hiệp, của sự cam kết đối với một dự án quốc gia và bất bạo động – là hầu như không tình cờ: chúng phản ánh những mối quan tâm trực tiếp của các nhà hoạt động can dự vào một nỗ lực để vượt ra ngoài sự bế tắc, hướng đến xác định các quy tắc mới cho các quá trình chính trị.

Nhưng sau một thời gian, giọng của những thảo luận hàn lâm về dân chủ hóa đã bắt đầu thay đổi, khi những nghiên cứu hàn lâm vượt xa hơn các chiến lược đàm phán trực tiếp của những người chơi. Vì các học giả, những người mà bản thân họ đã không là những người tham gia trong các cuộc đàm phán, đã bắt đầu nghiên cứu “những sự chuyển đổi dân chủ” mới, nhiều nghiên cứu hơn đã bắt đầu khảo sát tỉ mỉ làm thế nào các tác nhân xã hội cụ thể đã thấy bản thân mình ở bàn đàm phán theo những cách khác nhau. Còn trong trường hợp Lan câu hỏi này không có vẻ đã nổi bật – hiển nhiên bởi vì Đoàn kết và Giáo hội Công giáo đã chi phối phe đối lập hoàn toàn đến như vậy[5] – khắp Mỹ Latin và nơi khác, các nhà xã hội học và các nhà khoa học chính trị đã bắt đầu hỏi ai đã là phe đối lập dân chủ được tổ chức, họ đã nổi lên thế nào trong những kẽ hở của sự cai trị độc đoán, và các phong trào xã hội đã bắt đầu thế nào để chuẩn bị một nhóm cử tri rộng cho các nhà hoạt động chính trị dân chủ.[6]

Nhưng ngay cả những nghiên cứu này có xu hướng giới hạn tầm nhìn của chúng vào một tiêu điểm địa phương: những độc lực của các phong trào xã hội có xu hướng phản ánh các điều kiện địa phương, những sự bất ngờ và cơ hội địa phương. Như thế, chẳng hạn, đặc tính đặc thù của sự tăng trưởng đô thị ở Brazil, hay những nhu cầu hàng ngày của phụ nữ và gia đình của họ trong poblaciones (dân cư) của Chile, giúp giải thích các phong trào xã hội nổi lên ở đâu và như thế nào ở bên lề của sự cai trị độc đoán. Các phong trào xã hội lợi dụng những mâu thuẫn không chủ ý trong lối nói hoa mỹ (rhetoric) của các chế độ độc đoán, của những khoảnh khắc cơ hội chính trị, của sự chia rẽ bên trong các lãnh đạo của chế độ; nhưng hầu như theo định nghĩa, chúng phải dựa vào văn hóa chính trị địa phương, các biểu tượng địa phương và những sự trung thành địa phương, để phát triển một cơ sở đại chúng. Như thế, trong khi viễn cảnh phong trào xã hội cung cấp một góc nhìn khác về các cuộc đàm phán so với cách tiếp cận lý thuyết trò chơi, nó không thể giải thích đợt sóng toàn cầu về những sự chuyển đổi dân chủ. Để làm điều đó, chúng ta cần nhìn xa hơn bất kỳ trường hợp đơn nhất nào, để có được một khả năng phán đoán về các quá trình toàn cầu lớn hơn đã liệu có làm thay đổi hay không và làm thay đổi thế nào các áp lực như nhau lên cả những kẻ độc đoán lẫn các nhà dân chủ trong các năm 1980 và các năm 1990, ở những nơi rất khác nhau, nhưng với những kết quả giống nhau.

Sự Chuyển dịch Toàn cầu

Những thảo luận về thay đổi toàn cầu trong cuối thế kỷ thứ hai mươi thường có một đặc trưng hơi ad hoc (tình thế): vẫn chưa có mảng lý thuyết chặt chẽ nào cho sự hiểu các loại của những thay đổi toàn cầu mà dẫn đến dân chủ hóa trong các chế độ tư bản chủ nghĩa độc đoán cũng như trong các chế độ cộng sản của Đông Âu. Các cuộc tranh luận cứ dai dẳng về toàn cầu hóa bao gồm những gì, về các khía cạnh nào, nếu có, là mới trong cuối thế kỷ thứ hai mươi, về liệu chất lượng không đồng đều của các quá trình của nó làm cho nó lờ mờ đến mức hầu như vô nghĩa. Hầu hết những thảo luận về cái thường được gọi là “toàn cầu hòa” gộp lại các động lực thuộc nhiều loại khác nhau như sự lan truyền của những công nghệ mới và các quá trình sản xuất, sự lan rộng của các hình mẫu tiêu thụ, hay những thay đổi về các quy tắc quản trị tài chính quốc tế; thế nhưng thực ra, hầu hết các nhà phân tích thừa nhận rằng mỗi trong những quá trình này đã có các động lực riêng của nó, tập hợp các tác nhân xã hội riêng của nó, và mỗi quá trình nhìn hơi khác nhau từ các viễn cảnh khác nhau của các khu vực khác nhau.

Thế mà trong khi sự nối vào nhau khác thường của các quá trình toàn cầu từ giữa các năm 1980 có thể hết sức phụ thuộc vào con đường, và khác nhau từ nơi này sang nơi khác, sự trùng nhau giữa đợt bột phát chuyển đổi dân chủ và sự kết thúc của Chiến tranh lạnh hầu như không tình cờ: các áp lực mà đã đẩy các chế độ độc đoán và các phe đối lập dân chủ để đàm phán ở Mỹ Latin là, tôi chứng minh, liên hệ mật thiết với những áp lực mà đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Trong đoạn này, tôi sẽ mô tả một số những thay đổi này; trong khi bức tranh này sẽ nhất thiết là đơn giản thái quá và châm biếm, [nhưng] nó có thể giúp cung cấp một số bối cảnh mà trong đó những thảo luận như Bàn Tròn trở nên có thể.

Vào giữa các năm 1980, đã không còn có thể bỏ qua những thay đổi đầy kịch tính trong nền kinh tế quốc tế. Từ đầu các năm 1960, đã có sự dịch chuyển đáng kể trong đặc trưng của các khoản đầu tư quốc tế bởi các công ty từ Mỹ và Tây Âu: lần đầu tiên, các công ty đa quốc gia đã bắt đầu chuyển ra nước ngoài, xây dựng các nhà máy công nghiệp trong các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.[7] Ngày nay, là dễ để quên sự phát triển này là tương đối mới đến thế nào: trước năm 1960, các nhà đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển đã thường hạn chế tầm nhìn của họ ở các nguyên liệu và hàng hóa nông nghiệp, để đầu tư công nghiệp cho các nhà nước và các nhà khởi nghiệp địa phương. Nhưng khi các nước đang phát triển trên khắp thế giới đã trở nên độc lập khỏi các nhà cai trị thực dân trước kia của họ, họ đã làm theo các đơn thuốc về cả hiện đại hóa lẫn của các nhà kinh tế học theo Keynes, tìm cách thu hút vốn vào sản xuất công nghiệp bằng cung cấp sự hỗ trợ hạ tầng cơ sở, các khoản bao cấp, và bảo hộ thuế quan – thường với sự hỗ trợ trực tiếp từ các cơ quan chính phủ Mỹ và châu Âu, những người đã coi loại mở rộng công nghiệp được bao cấp, được bảo vệ này như phương cách tốt nhất cho phát triển kinh tế mà họ đã hy vọng sẽ cản sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản vào dân cư đô thị bị bần cùng hóa của các nước đang phát triển.[8]

Từ các năm 1950 đến giữa các năm 1970, công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (import-substitution industrialization – ISI) đã ăn khớp chặt chẽ dễ dàng với các mục tiêu của các công ty đa quốc gia, những người đã nhìn thấy nhân công rẻ và các thị trường mới của các nền kinh tế đang phát triển với con mắt hau háu; thông qua đầu tư trực tiếp và thông qua các liên doanh, các công ty đa quốc gia có trụ sở ở Hoa kỳ hay châu Âu đã thấy chúng có thể liên minh với vốn địa phương để bắt đầu sản xuất công nghiệp ở những góc xa xôi của thế giới.[9]

Nhưng vào giữa các năm 1980, các chính sách ISI đã bắt đầu bị ghét bỏ như nhau bởi cả các nhà hoạch định chính sách lẫn các nhà lý luận: chủ nghĩa bảo hộ vốn có trong các gói ISI đã được coi là tạo ra các công ty không hiệu quả, lệ thuộc vào bao cấp nhà nước và sự bảo hộ, ngăn cản những người tiêu thụ địa phương khỏi việc mua các hàng hóa mà sẽ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đặc biệt sau khi thế giới đã nhận ra độ sâu thảm họa của chủ quyền tuyệt đối ở Cambodia của Pol Pot, đã trở nên hầu như không thể đối với các nhà lý thuyết phát triển để cho rằng công nghiệp hóa đòi hỏi một sự đoạn tuyệt hoàn toàn với hệ thống tư bản chủ nghĩa bóc lột. Thay vào đó, sự nổi lên của “các nước mới công nghiệp hóa – NIC” ở Đông Á đã gợi ý cho nhiều nhà quan sát rằng đúng hơn thay cho sự trì trệ không thể tránh khỏi, việc dính líu vào thế giới tư bản chủ nghĩa đã tạo ra các cơ hội mới cho thương mại và cho tăng trưởng.[10] Vào giữa các năm 1980, hầu hết các nước đang phát triển đã tìm kiếm một sự hội nhập lớn hơn vào nền kinh tế thế giới, hơn là ít hơn.

Triển vọng thay đổi này đã được củng cố một cách rõ ràng bởi những sự dịch chuyển trí tuệ và được ủng hộ bởi các tác nhân định chế hùng mạnh, những người từ cuối các năm 1970 đã khăng khăng rằng các nước đang phát triển phải mở cửa các nền kinh tế của họ theo đường lối tân tự do. Vào giữa các năm 1980, các nhà kinh tế học hàn lâm nói chung đã được thuyết phục rằng tăng trưởng kinh tế đã liên kết trực tiếp với sự mở rộng thương mại: dựa chủ yếu và những kinh nghiệm của các NIC Đông Á như Hàn Quốc, tầm nhìn hướng nội của những người chủ trương thay thế nhập khẩu đã được thay thế bởi quan điểm rằng sự mở rộng theo hướng xuất khẩu cuối cùng sẽ tạo ra loại tăng trưởng bền vững hơn.[11]

Sự chuyển dịch trí tuệ này đã trùng với những thay đổi lớn trong thế giới tài chính quốc tế, cả về mặt các ngân hàng tư nhân lẫn các định chế công. Từ 1971, khi Hoa Kỳ lặng lẽ bỏ đồng tiền của nó khỏi bản vị vàng, các mối quan hệ cố định giữa các đồng tiền quốc tế mà đã xuất hiện từ các cuộc họp Bretton Woods năm 1946 đã bắt đầu rời ra; “tỷ giá hối đoái thả nổi,” mà bắt đầu chi phối vào giữa các năm 1970, đã biến đổi thế giới tài chính, tạo ra những khả năng cho sự đầu cơ tài chính quốc tế. Nhận ra những hệ lụy của những thay đổi này, vào cuối các năm 1970 và đầu các năm 1980 các chính phủ Anh và Mỹ đã bắt đầu phi điều tiết các giao dịch tài chính quốc tế: Thành phố London và Wall Street đã lại nổi lên như các trung tâm tài chính, trong một thế giới nơi những sự thay đổi nhỏ xíu trong giá trị tương đối của các đồng tiền có thể được dùng như cơ sở cho những vận may mới to lớn.[12]

Đồng thời, tuy vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, đã thay đổi vai trò của nó về mặt quốc tế[13]: IMF đã chuyển từ việc đơn giản phục vụ như một nguồn tín dụng thương mại quốc tế ngắn hạn, thành một định chế định hướng tới việc cứu các nước đang phát triển mắc nợ nần. Đồng thời với sự chuyển dịch này, IMF đã bắt đầu nhìn các con nợ của mình với một con mắt khác, nới lỏng những sự kiềm chế trước đây của nó lên sự can thiệp vào chủ quyền của các nước đi vay. Vào năm 1979, IMF đã bắt đầu thay đổi thái độ của nó trong quan hệ với các nước đi vay: thay cho việc đơn giản đánh giá uy tín trả nợ, thì IMF đã bắt đầu gắn các điều kiện cho các khoản vay, đòi hỏi các nước sẽ đi vay đồng ý tái cấu trúc kinh tế đầu tiên, và muộn hơn tái cấu trúc chính trị như một điều kiện cho các khoản vay mới. Suốt các năm 1980, các chính phủ mà đã quay sang IMF để vay tiền đã biết họ sẽ phải đàm phán không chỉ lãi suất và kế hoạch trả nợ, mà cả các điều khoản của chính sách kinh tế tương lai: đại thể, sự tăng trưởng kinh tế đã được định nghĩa lại dưới dạng mở rộng thương mại, và sự cam kết của IMF để giảm các khoản chi tiêu của nhà nước và mở rộng doanh thu xuất khẩu đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo cho các nước đang phát triển trên khắp thế giới. “Điều chỉnh cơ cấu,” như nó đã được gọi, bao gồm giảm các khoản chi nhà nước, dỡ bỏ thuế quan bảo hộ và bao cấp, và thúc đẩy sản xuất hướng xuất khẩu; khắp Mỹ Latin và Châu Phi, các chính phủ đã được yêu cầu để cắt bớt ngân sách – cắt cả các vị trí ngành dân chính và các dịch vụ xã hội cho các công dân của họ – và để mở cửa các thị trường cho các hàng hóa nhập khẩu, với mục tiêu kép về giảm lạm phát và tăng thương mại.

Vào giữa các năm 1980, các nước đang phát triển đã biết rõ ràng rằng một môi trường quốc tế mới đã ép buộc các lựa chọn của họ cho các chiến lược phát triển[14]; các chính sách tân-tự do được IMF và Ngân hàng Thế giới đòi hỏi, được ủng hộ bởi các chính quyền bảo thủ ở London và Washington, đã đòi hỏi tư nhân hóa các doanh nghiệp công và sản xuất cho xuất khẩu. Sự thay đổi ý thức hệ đã đầy kịch tính: trong khi vào các năm 1970, các nước đang phát triển đã nói về phát triển con người cũng như tăng trưởng kinh tế, vào giữa các năm 1980, hầu hết các chính phủ thế giới thứ ba đã không còn thấy bất kỳ lựa chọn khả dĩ nào khác ngoài chủ nghĩa tân tự do. Hai thập niên trước, khi Chiến tranh Lạnh còn ở đỉnh cao của nó, các nước đang phát triển đã thường có khả năng để lôi kéo những sự kình địch Chiến tranh Lạnh, hoặc bằng cách thuyết phục các siêu cường để đặt giá chống lại nhau trong chào mời viện trợ kinh tế và quân sự, hay bằng cách xây dựng một mối quan hệ đặc biệt với một siêu cường duy nhất.

Nhưng vào những năm 1980, khối Đông Âu đã không thể đưa ra sự bảo vệ kinh tế hay chiến lược cho các nước mà đã hy vọng tránh “chủ nghĩa tư bản man rợ” mà đã đặc trưng cho rất nhiều nền kinh tế đang phát triển. Trong đầu các năm 1960, Cuba đã có khả năng sử dụng mối quan hệ của nó với Liên Xô để duy trì nền kinh tế của nó bất chấp sự tẩy chay của Hoa Kỳ; ngược lại vào năm 1980, Liên Xô đã không còn có thể đưa ra bất kỳ sự dàn xếp nào như vậy nữa, ngay cả cho các chính phủ mà đã có vẻ hoàn toàn sẵn sàng quăng mình vào phe Soviet, như chính phủ Sandinista mà đã lên nắm quyền ở Nicaragua. Sự bất lực hoàn toàn của Liên Xô để cung cấp viện trợ phát triển thực cho các đồng minh của nó đã trở nên không thể chối cãi được. Trong giữa các năm 1970, sự thừa nhận của Liên Xô về sự thiếu hụt ngũ cốc nghiêm trọng đã tiết lộ một cách không thể tránh khỏi các vấn đề kinh tế bên trong của nó, trong khi sự giao chiến kéo dài, thảm khốc của nó ở Afghanistan đã nhấn mạnh sự thiếu năng lực quân sự; trong đầu các năm 1980, sự bất lực của nó để cung cấp sự ủng hộ nhiều hơn lời nói hoa mỹ cho các nước muốn trở thành đồng minh xã hội chủ nghĩa, từ Nicaragua đến Mozambique, đã nhấn mạnh sự yếu kém về tầm với của nó.

Nhận thức chung về những yếu kém bên ngoài này, tất nhiên, đã đi song song với sự thừa nhận ngày càng tăng về thất bại bên trong. Các chuyên gia về lịch sử Soviet sẽ không nghi ngờ gì để tiếp tục tranh luận hàng thập kỷ để đi đến chừng mực mà theo đó sự yếu kém của Liên Xô trong giữa các năm 1980 đã do nguyên nhân bên trong gây ra, hay là kết quả của áp lực từ bên ngoài, như chính quyền Reagan đã giao chiến với Liên Xô và các đồng minh của nó trong một loạt các cuộc chiến ủy thác (proxy battle) xung quanh rìa của cái Reagan đã coi là “đế chế tội lỗi.” Nhưng từ viễn cảnh của sự thay đổi toàn cầu, điểm mấu chốt ở đây là, vào giữa các năm 1980, ngay cả các công dân của bản thân Nga đã bắt đầu thừa nhận rằng các lời hứa của Liên Xô đã đang dần dần trở nên mong manh. Khi phần còn lại của thế giới đã chuyển sang một thời đại công nghệ mới – như các máy tính cá nhân, VCR, và những công nghệ mới của đời sống hàng ngày đã trở nên dễ kiếm đối với tầng lớp trung lưu toàn cầu – thì ngay cả cư dân được đặc quyền của khối Soviet hẳn đã phải bắt đầu đưa ra những so sánh khó chịu với mức sống trong các thành phố toàn cầu như New York, London, thậm chí Sao Paulo, và mức sống ở các nơi như Moscow hay Warsaw.[15]

Hầu hết những dịch chuyển này đã liên hệ trực tiếp đến cán cân sức mạnh trong Chiến tranh Lạnh: chúng đã ép buộc những lựa chọn kinh tế và chính trị của các nước đang phát triển, đặt áp lực lên các chính phủ để chấp nhận các chiến lược phát triển theo hướng xuất khẩu, kiên quyết ở lại bên trong phe phương tây. Nhưng cũng đã có những thay đổi quan trọng bên trong thế giới phương tây mà đã cung cấp một sự thúc đẩy mới cho dân chủ hóa bên trong thế giới tư bản. Nhiều chế độ độc đoán đã có thể có khả năng đáp lại những áp lực này bằng tái cấu trúc các nền kinh tế của họ, chuyển sang một sự nhấn mạnh lớn hơn đến đầu tư và sở hữu tư nhân, mà không trải qua một sự chuyển đổi dân chủ đồng thời.

Nhưng suốt các năm 1970 và 1980, cũng đã có sự phát triển khác nữa, mà có thể nói là đã nằm ngoài động học của Chiến tranh Lạnh: sự nổi lên của một phong trào các quyền con người quốc tế, mà đã thách thức sự đối xử của các chính phủ độc đoán đối với công dân của họ, khăng khăng đòi đưa ngay cả các chính phủ đồng minh vào việc xem xét kỹ lưỡng. Hệt như quyết định của IMF để gắn các điều kiện chính trị và kinh tế vào các khoản vay dính líu đến sự tính lại quan hệ của IMF với các nhà nước có chủ quyền, sự khăng khăng của phong trào các quyền con người rằng các chính phủ có thể phải chịu trách nhiệm giải trình đối với một cộng đồng quốc tế rộng hơn vì sự đối xử của họ với những người bất đồng chính kiến dính dáng đến một sự tính lại tế nhị của chủ quyền, nơi các nhà nước đã không còn được tự động coi như đại diện hợp pháp của các công dân của mình nữa.

Sự nhấn mạnh mới này lên dân chủ hóa và các quyền con người đã có được nhờ hoạt động của các nhà hoạt động và các phong trào dân chúng ở bên trong các nước đang phát triển – và, tất nhiên, các phong trào như Đoàn kết ở các nơi như Ba Lan – cũng nhiều như nhờ hoạt động của các nhà hoạt động phương Tây trong các tổ chức như Amnesty International (Ân xá Quốc tế) hoặc Human Rights Watch (Canh gác Nhân quyền), tất nhiên. Khi các bà mẹ trung lưu, những người mà con của họ bị các lực lượng an ninh bắt cóc lúc nửa đêm, đã bắt đầu tổ chức các cuộc biểu tình hàng tuần tại một central plaza ở Buenos Aires, thách thức một chế độ quân sự hà khắc để trả lại con em họ, tác động của những cuộc biểu tình im lặng của họ – khi các bà mẹ bị mất con đã giơ các ảnh của những người thân bị biến mất của họ – đã được cảm thấy ở rất xa vượt ra ngoài Argentina. Khi các luật sư trong Hội Luật gia Brazil bắt đầu khẳng định rằng chế độ quân sự đã không còn tuân theo “nền pháp trị,” bởi vì nó đã bỏ qua các quyền habeas corpus (bảo thân) trong đối xử của nó với các tù nhân chính trị, sự ủng hộ chính phủ quân sự bắt đầu bị xói mòn ngay cả giữa giới elite mà đã được lợi từ các chiến lược tăng trưởng kinh tế độc đoán.

Cuộc đàm luận mới này về dân chủ hóa đã mở rộng phổ chính trị – hay có lẽ đã thay đổi đặc tính của phổ đó, xác định lại các phạm trù nhị phân, rõ hơn trước kia của “tả” và “hữu.” Chủ nghĩa độc đoán trong các nước tư bản chủ nghĩa chắc chắn đã làm xói mòn sự ủng hộ cho các chế độ cánh-hữu, nhưng từ viễn cảnh của các nhóm cánh-tả xung quanh thế giới, sự siết chặt Soviet lên Tiệp Khắc trong năm 1968 và sự áp đặt sự cai trị quân sự ở Ba Lan năm 1981, đã dẫn đến sự vỡ mộng ngày càng tăng với chủ nghĩa độc đoán kiểu Soviet, và một sự đánh giá lại ngày càng tăng về “thành công” của mô hình Soviet. Ảnh hưởng ngày càng tăng của một “Chủ nghĩa Marx tây phương” nhân đạo, có định hướng dân chủ hơn lên các đảng dân chủ thiên-tả xung quanh thế giới đã làm xói mòn chủ nghĩa tiên phong Leninist, với sự nhấn mạnh tăng lên được đặt lên nền dân chủ như một mục tiêu tự nó hơn là một con đường tới quyền lực, kết hợp với một mối quan tâm mới cho quyền tự quyết trong một thế giới hậu thực dân. Trong giữa các năm 1970, Đảng Cộng sản Italia đã mở một con đường mới, tự tuyên bố độc lập với đường lối Soviet và nói về một “thỏa hiệp lịch sử” với các quá trình dân chủ. Với sự rút lui của đấu tranh vũ trang như một lựa chọn có thể chấp nhận được hay có thể tồn tại được cho các nhóm chống độc đoán, và với một sự chấp nhận ngày càng tăng của những ràng buộc được áp đặt bởi bối cảnh quốc tế lên các chiến lược phát triển, đã trở nên dễ hơn cho ngay cả các nhà hoạt động đối lập thiên-tả để nhìn nhà nước như một “vũ đài đấu tranh” cũng như một công cụ của sự thống trị giai cấp – một quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấp nhận các quy tắc của quá trình chính trị từ tất cả các phía, ngay cả khi nó đã có nghĩa là chấp nhận sự thất bại tại các cuộc bầu cử.

Về mặt lịch sử, các nhà hoạch định chính sách quốc tế nói chung đã làm ra vẻ rằng công việc nội bộ của các đồng minh của họ đã tuyệt nhiên không là công việc của họ: sự thừa nhận chủ quyền, mà trên đó các định chế quốc tế của hệ thống nhà nước hiện đại dựa vào, đã đòi hỏi rằng các nhà hoạch định chính sách đứng ngoài các công việc nội bộ. Trong thực tế, tất nhiên, các cường quốc thường đã can thiệp vào công việc nội bộ của các nước láng giềng yếu hơn của họ, nhất là thông qua các cơ chế trực tiếp như chủ nghĩa thực dân; nhưng vỏ ngoài của chủ quyền từ lâu đã cung cấp một lý do bào chữa tiện lợi cho các liên minh đáng ngờ. Từ đầu các năm 1970, tuy vậy, một cuộc tranh luận quốc tế ngày càng lớn tiếng về tầm quan trọng của dân chủ và các quyền con người đã đặt các chính phủ phương tây dưới áp lực mới – đặc biệt vì các nhóm cử tri trong nước ngày càng trở nên bực bội với viện trợ quân sự và kinh tế của các chính phủ nước họ cho các chế độ độc tài áp bức. Ngay cả ở Hoa Kỳ – nơi chính sách quốc tế từ lâu đã căn cứ vào những thảo luận về “lợi ích quốc gia” và chiến lược Chiến tranh Lạnh, hơn là vào bất kỳ cân nhắc nào về đạo đức – Quốc hội đã quyết định biến các hồ sơ nhân quyền thành một cân nhắc trong những thảo luận về liệu có cung cấp viện trợ kinh tế hoặc quân sự hay không; từ đầu các năm 1970, hồ sơ nhân quyền của ngay cả các đồng minh thân cận đã trở thành một thành phần chính thức của quá trình hoạch định chính sách quốc tế của Mỹ. Mặc dù, trong thực tế, nhiều chính trị gia Mỹ đã thao túng các vấn đề nhân quyền – có khuynh hướng tìm ra nhiều vi phạm nhân quyền ở các nước họ không thích hơn là ở các nước mà họ hy vọng để xây dựng các liên minh mạnh hơn – các điều kiện của thảo luận đã thay đổi đột ngột trong một thời gian rất ngắn, khi ngày càng nhiều chính trị gia và người bỏ phiếu trở nên được thuyết phục rằng các vấn đề quyền con người đã là các lý do hợp pháp cho mối quan tâm đến chính sách đối ngoại, đi xa khỏi sự chú tâm duy nhất vào các vấn đề an ninh mà đã đặc trưng cho hầu hết các cuộc tranh luận chính sách đối ngoại trong cao trào của Chiến tranh Lạnh.

Việc đưa các mối quan tâm nhân quyền vào các cuộc tranh luận chính sách quốc tế đã là một quá trình phức tạp, gồm những sự lựa chọn bởi cá nhân các nhà hoạch định chính sách cụ thể cũng như sự huy động một phong trào xã hội xuyên quốc gia mới – hoặc, chí ít, sự huy động của các mạng lưới của các nhà hoạt động xuyên quốc gia, những người đã coi phong trào các quyền con người như cái gì đó về mặt đạo đức nằm ngoài các giới hạn của chính trị Chiến tranh Lạnh.[16] Nhưng không được đánh giá thấp như một lực lượng hùng mạnh trong hoạt động chính trị cuối thế kỷ thứ hai mươi: bằng cách củng cố địa vị của những người nhấn mạnh đến việc xây dựng các định chế dân chủ, nó đã giúp đưa thêm một chiều dân chủ vào những sự chuyển đổi khỏi sự cai trị độc đoán.

Củng cố Nền dân chủ?

Tất cả những thay đổi này ở mức toàn cầu đã có nghĩa gì cho các cuộc tranh luận nội bộ, và vì sao chủng đã thúc đẩy một sự nổi lên của những sự chuyển đổi được thương lượng khỏi chủ nghĩa độc đoán trong các bối cảnh khác hẳn nhau như Ba Lan, Nam Phi, Chile hay Yemen? Tôi nghĩ, có nhiều cách mà theo đó bối cảnh toàn cầu mới đã tạo ra cơ sở cho việc thảo luận ngang qua những sự khác nhau có vẻ rộng này.

Thứ nhất, bối cảnh mới đã làm giảm quy mô cho sự bất đồng về các chính sách kinh tế: trong một bối cảnh nơi những tính chất chính thống kinh tế tân tự do đã trở nên chi phối như vậy, ít nhà hoạch định chính sách đã sẵn sàng để tiếp tục đề xướng các lựa chọn khác căn bản. Thật đáng chú ý, chẳng hạn, rằng các đại diện của chính phủ Ba Lan tại Bàn Tròn không có vẻ đã ít quan tâm hơn chút nào về cải cách kinh tế so với phe đối lập của họ: cả hai bên có vẻ đã thống nhất rằng cải cách kinh tế, kể cả tư nhân hóa, đã hết sức cần thiết, đặc biệt khi đối mặt với những trừng phạt kinh tế được áp đặt trong đầu các năm 1980. Ở Nam Phi, các quan chức chính phủ đã tin rằng sự sụp đổ của mô hình Đông Âu đã làm xói mòn sức mạnh của những đòi hỏi của các nhà hoạt động chống-apartheid về tái phân phối của cải; trong đầu các năm 1990, họ đã tin rằng họ có thể khẳng định việc bảo vệ sở hữu tư nhân như một điểm xuất phát cơ bản cho các cuộc đàm phán. Đầu tiên, các nhà hoạt động chống-apartheid đã thử thách thức sự bảo vệ đó; nhưng ngay cả các nhà hoạt động hàng đầu chống-apartheid đã thôi ủng hộ sự tái phân phối đột ngột. Hơn nữa, vì gói kinh tế tân tự do đòi hỏi đầu tư tư nhân, các chính phủ và các nhà cải cách như nhau đều trở nên quan tâm về duy trì sự tin tưởng của giai cấp kinh doanh – mà đòi hỏi sự ổn định chính trị và tính có thể tiên đoán được về kinh tế. Không có một kiến nghị kinh tế thay thế khả thi – và với các định chế quốc tế củng cố mô hình tân tự do, khăng khăng rằng các khoản vay quốc tế sẽ được gắn với các loại cụ thể của chiến lược kinh tế – những kiến nghị kinh tế của các chính phủ và các nhà cải cách ở mọi nơi đã bắt đầu xích lại gần nhau hơn, làm cho việc thương lượng xung quanh các quá trình chính trị dễ hơn ở mọi nơi.

Thứ hai, bối cảnh mới đã hạn chế khả năng của cả các nhà độc đoán lẫn các phe đối lập để hình dung rằng họ đã có thể tiếp tục duy trì sự đàn áp chính trị như một chiến lược cho sự cai trị. Đối mặt với những sự quan tâm phương tây về các quyền con người, và thiếu bất kỳ cơ hội nào của sự ủng hộ từ Đông Âu, các chế độ độc đoán đã nhận ra rằng có những hậu quả thực cho việc đi con đường áp bức: không chỉ viện trợ kinh tế và quân sự bị cắt, mà các elite địa phương đã ngày càng có vẻ có khả năng bác bỏ một chính phủ quá áp bức. Đồng thời, các phong trào đối lập đã trở nên ngày càng khéo trong việc tìm kiếm sự chú ý và sự ủng hộ quốc tế. Suốt các năm 1990, hết nước này đến nước khác đã chuyển theo hướng các cuộc bầu cử để ngỏ cho sự giám sát bên ngoài, tìm cách chứng tỏ tính hợp pháp đại chúng của chính phủ của họ qua những kết quả bầu cử.

Nói rằng các động lực toàn cầu đã đẩy các tác nhân xã hội đến thỏa hiệp về hai vấn đề then chốt của sự tranh cãi, tất nhiên, là không phủ nhận tính đặc thù địa phương của mỗi quá trình dân chủ hóa trong các năm 1990. Ngay cả hai điểm xuất phát cơ bản – các chính sách kinh tế tân tự do và các cuộc bầu cử dân chủ – đã để ngỏ cho sự diễn giải lại trong các trường hợp cụ thể. Một cách không thể tránh khỏi, cán cân sức mạnh địa phương giữa các lực lượng khác nhau đã là cốt yếu cho việc những áp lực toàn cầu này được diễn giải và xác định thế nào. Thuật ngữ “tân tự do” có thể được áp dụng cho một dải các gói kinh tế, trải từ tư nhân hóa nghiêm ngặt và các thị trường không bị điều tiết đến các chính sách mà cung cấp các mức độ tự do bên trong các khung khổ điều tiết nghiêm ngặt. Tương tự, nhãn “dân chủ” đã được áp dụng cho các cuộc bầu cử trải từ các quá trình chính trị mở thật sự đến các quá trình nơi những người bỏ phiếu đã đưa ra sự lựa chọn sai tại các phòng bầu cử đối mặt với sự đe dọa thực của sự đàn áp nửa quân sự.

Tuy nhiên, không tính đến sự chuyển dịch của các lực lượng toàn cầu, sẽ là không thể để giải thích vì sao nhiều nước đến như vậy đã có vẻ chuyển theo hướng các cuộc đàm phán trong cuối thế kỷ thứ hai mươi, hay để hiểu các hình mẫu chung mà có vẻ nổi lên trong các cuộc đàm phán đó bên trong những khung cảnh hết sức khác nhau.

Mười năm sau Bàn Tròn, những thảo luận về “sự chuyển đổi dân chủ” ở Mỹ Latin, châu Phi, châu Á và thậm chí Đông Âu đã chuyển khỏi việc hỏi về cơ sở của sự đồng thuận và sự thỏa hiệp, sang các câu hỏi về con đường tiến lên.[17] Chúng ta muốn nói gì với “dân chủ” và “quyền công dân,” và chúng ta có thể củng cố thế nào các định chế có khả năng tốt nhất để duy trì chúng? Các chính sách tốt nhất là gì để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong những khung cảnh cụ thể? Loại nào của các định chế chính trị bảo vệ tốt nhất và mở rộng quyền công dân? Làm thế nào các nhà nước có thể đồng thời đẩy mạnh tinh thần nghiệp chủ tư nhân cần thiết cho sự tăng trưởng tân tự do, và cung cấp cho các công dân yếu hơn của nó những dịch vụ xã hội họ cần? Làm thế nào chúng ta có thể bảo đảm rằng người dân trong các ngành công nghiệp, các nước, các khu vực bị đặt sang bên lề – những người đã mất việc làm của họ khi các ngành sụp đổ trong sự đối mặt với cạnh tranh toàn cầu, các nước mà đã không có khả năng tìm thấy một niche (ngách) kinh tế trong nền kinh tế toàn cầu mới, các khu vực mà đã suy sụp vào chiến tranh dai dẳng và tàn bạo khi các siêu cường đã bỏ rơi các liên minh Chiến tranh lạnh – không bị bỏ qua hoàn toàn trong bối cảnh toàn cầu mới? Như nhiều người tham gia hội thảo Michigan đã lưu ý, các quá trình giống Bàn Tròn có thể đánh dấu sự chấm dứt của một loại xung đột; nhưng thay cho việc xem dân chủ hóa như một sự kết thúc, có lẽ chúng ta phải xem nó như sự khởi đầu. Các chế độ mới mà đã nổi lên trong thời điểm hậu Chiến tranh Lạnh đối mặt với những thách thức mới, các vấn đề mới, khi họ tìm cách để củng cố các nền dân chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa tiếp tục.

Chú giải

Bảng chú giải này có ý định như một hướng dẫn về người, tổ chức, và thuật ngữ mà xuất hiện trong các đoạn trích và kỷ yếu đầy đủ của hội thảo, “Communism’s Negotiated Collapse: The Polish Round Table, Ten Years Later.”[18] [Phần trong ngặc vuông là bổ sung của người dịch.]

Người[19]

Balcerowicz, Leszek (1947-): Nhà kinh tế học; đảng viên PZPR, 1969-1981; thành viên Đoàn kết từ 1980; tác giả của “liệu pháp sốc” kế hoạch cải cách kinh tế của năm 1990; Bộ trưởng Tài chính, 1989-1991; Phó Thủ tướng, 1997-2000; thành viên UD và UW

Bartoszewski, Władysław (1922-): Tù nhân tại Auschwitz, 1940-1941; lính của AK, 1942-1945; bị tù trong thời kỳ Stalinist; nhân viên của tuần báo Công giáo, Tygodnik Powszechny (Tuần báo phổ thông) từ 1957, giảng viên cho “Đại học Bay” từ 1978-1990; thành viên Đoàn kết từ 1980; Đại sứ Ba Lan tại Áo từ 1990-[1995; Bộ trưởng Ngoại giao 1995 và 200-2001.]

Bender, Ryszard (1932-): Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Lublin và chính trị gia bảo thủ; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; Dân biểu Sejm, 1985-1989; Thượng nghị sĩ, 1991-1993, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về TV và Radio, 1994.

Bierut, Bolesław (1892-1956): Lãnh đạo cộng sản Ba Lan trong thời kỳ Stalinist; Tổng Bí thư của PZPR, 1948-1954; Bí thư thứ Nhất của PZPR, 1954-1956; Chủ tịch Ba Lan 1947-1952; Thủ tướng, 1952-1954.

Bruszt, László: Giáo sư Khoa học Chính trị và Hiệu phó về Công việc Hàn lâm tại Đại học Trung Âu; Đồng sáng lập và Thư ký Quốc gia của Liên minh Dân chủ của các Nghiệp đoàn Độc lập ở Hungary, 1988-1992; tham gia các cuộc đàm phán Bàn Tròn Hungary.

Brzeziński, Zbigniew (1928-): Nhà khoa học chính trị Mỹ gốc Ba Lan; Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Columbia từ 1961; đồng tác giả, với Carl J. Friedrich, của cuốn Totalitarian Dictatorship and Autocracy (Harvard University Press, 1956); thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia thời Tổng thống Jimmy Carter, 1977-1980.

Bujak, Zbigniew (1954-): Công nhân tại nhà máy máy kéo Ursus từ 1977; thành viên Đoàn kết từ 1980; Chủ tịch của Đoàn kết trong khu vực Mazowsze, 1981-1986; nhân vật cao cấp nhất của Đoàn kết tránh được sự bắt bớ, 1981-1986; thành viên của Ủy ban Điều hành Quốc gia của Đoàn kết, 1987-1989; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; Dân biểu ở Sejm, 1991-1997; Giám đốc Cục Hải quan Ba Lan, 1999-nay; thành viên UD/UW.

Celiński, Andrzej (1950-): Bị đuổi khỏi Đại học Warsaw tháng Ba 1968 vì tham gia vào các cuộc biểu tình sinh viên; thành viên của KOR; thành viên Đoàn kết từ 1980; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; Thượng nghị sĩ, 1989-1993; Dân biểu ở Sejm, 1993-nay; thành viên UD/UW.

Chrzanowski, Wiesław (1923-2012): Giáo sư Luật tại Đại học Công giáo; thành viên của AK, 1942-1944; bị tù vì tham gia tổ chức Liên hiệp Thanh niên Thiên chúa giáo, 1948-1956; cố vấn cho Hồng y Stefan Wyszyński từ 1965; thành viên Đoàn kết từ 1980; đồng-sáng lập và Chủ tịch của Liên hiệp Quốc gia Thiên chúa giáo, 1989-1994; Bộ trưởng Tư pháp năm 1991; Chủ tịch Sejm, 1991-1993; Thượng nghị sĩ, 1997-2001.

Ciosek, Stanisław (1939-): Đảng viên PZPR, 1959-1990; Dân biểu ở Sejm, 1972-1985; Bí thư thứ nhất khu ủy của PZPR, 1975-1980; ủy viên Trung ương PZPR, 1980-1981, 1986-1990; thành viên Hội đồng Bộ trưởng, 1980-1985; Tổng thư ký PRON và Bí thư trung ương, 1986-1988; Ủy viên Bộ Chính trị PZPR, 1988-1989; Đại sứ tại Moscow, 1990-1996.

Cyrankiewicz, Józef (1911-1989): Đảng viên của PPS trước Chiến tranh Thế giới II; tù nhân tại Auschwitz trong Chiến tranh; Ủy viên Bộ Chính trị, 1948-1971; Thủ tướng, 1947-1952, 1954-1970.

Czyrek, Józef (1928-): Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư ban Chấp hành Trung ương, 1981-1989; Bộ trưởng Ngoại giao, 1980-1982; Dân biểu ở Sejm, 1985-1989.

Dai Qing: Nhà báo bất đồng chính kiến và nhà hoạt động môi trường ở Trung Quốc; bị tù sau vụ tàn sát Thiên An Môn năm 1989.

Davis, Helen: Với tư cách vợ của Đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan trong các năm 1980, đã làm bà chủ của hàng loạt các cuộc gặp không chính thức giữa những người tham gia Bàn Tròn.

Davis, John: Quan chức ngoại giao Mỹ từ 1955; đã phục vụ ở đại sứ quán Hoa Kỳ ở Warsaw 1960-1963, 1973-1976, 1983-1988, và (với tư cách Đại sứ), 1988-1990.

Dąbrowski, Bronisław (1917-1997): Trợ lý Tổng Giám mục của Giáo khu Warsaw, 1962-1993; Thư ký của Hội đồng Giám mục Ba Lan, 1969-1993; tham gia các cuộc đàm phán Bàn Tròn.

Dembowski, Bronisław (1927-): Giáo sư Triết học tại Đại học Công giáo từ 1981; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; Giám mục Giáo khu Włocławek, 1992-đến nay.

Dmowski, Roman (1864-1939): Sáng lập viên và nhà lãnh đạo của Phong trào Dân chủ Quốc gia cực hữu trước Chiến tranh Thế giới II.

Frasyniuk, Władysław (1954-): Nhà hoạt động lao động từ Silesia, thành viên Đoàn kết từ 1980; thành viên của Ủy ban Điều hành Đoàn kết từ 1987; Dân biểu ở Sejm, 1991-đến nay; thành viên UD/UW.

Geremek, Bronisław (1932-): Giáo sư Lịch sử tại Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan từ 1965; cố vấn cho Đoàn kết từ 1980; lãnh đạo của đoàn đại biểu Đoàn kết tại các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; Dân biểu ở Sejm, 1989-nay; Bộ trưởng Ngoại giao, 1997-2000; thành viên UD/ UW.

Gierek, Edward (1913-2001): Nhà hoạt động cộng sản từ các năm 1930; Bí thư thứ Nhất đảng PZPR, 1970-1980.

Glemp, Józef (1929-2013): Giáo trưởng Công giáo La Mã của Ba Lan và Tổng Giám mục của Warsaw và Gniezno, 1981-2006; Hồng y, 1983-2013.

Gomułka, Władysław (1905-1982): Nhà hoạt động cộng sản từ các năm 1920; Tổng Bí thư đảng PPR, 1944-1949; Phó Thủ tướng, 1945-1947; bị tù 1951-1954; Bí thư thứ Nhất đảng PZPR, 1956-1970.

Gwiazda, Andrzej (1935-): Đồng sáng lập của Nghiệp đoàn Tự do Duyên hải, 1978; tham gia các cuộc đình công ở Gdańsk năm 1980; phó chủ tịch Đoàn kết, 1980-1981.

Hall, Aleksander (1953-): Nhà báo và giáo viên lịch trường trung học; đồng sáng lập Phong trào Ba Lan Trẻ năm 1979; thành viên Đoàn kết từ 1980; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; Dân biểu ở Sejm từ 1989; đồng sáng lập Đảng Bảo thủ năm 1992.

Herbert, Zbigniew (1924-1998): Một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất Ba Lan.

Hlond, August (1881-1948): Giáo trưởng Công giáo La Mã của Ba Lan, 1926-1948; Hồng y, 1927-1948.

Jagielski, Mieczysław (1924-1997): Nhà hoạt động cộng sản từ các năm 1940; ủy viên Bộ Chính trị, 1971-1980; Phó thủ tướng, 1971-1975; Giáo sư Kinh tế tại Trường Chính về Kế hoạch hóa và Thống kê từ 1975; trưởng đoàn chính phủ đàm phán với các công nhân xưởng đóng tàu ở Gdańsk năm 1980.

Janas, Zbigniew (1953-): Công nhân tại nhà máy máy kéo Ursus từ các năm 1970; thành viên của KOR; thành viên Đoàn kết từ 1980; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; Dân biểu ở Sejm từ 1989; thành viên UD/UW.

Jankowska, Janina (1939-): Nhà báo phát thanh truyền hình; theo dõi các cuộc đình công tại xưởng đóng tàu Gdańsk và việc thành lập Đoàn kết năm 1980; tạo ra chương trình tài liệu trên các băng ghi âm bí mật trong các năm 1980; tham gia các cuộc đàm phán Bàn Tròn; quản lý chiến dịch tranh cử trên TV và radio của Đoàn kết trong năm 1989; chủ tịch Hội đồng Chương trình của Radio Ba Lan từ 1993.

Janowski, Gabriel (1947-): Nông dân, giảng viên tại Cao đẳng Nông nghiệp Warsaw, 1974-1988; nhà hoạt động trong Đoàn kết và Đoàn kết Nông thôn từ 1980; Thượng nghị sĩ 1989-1991; dân biểu ở Sejm 1991-nay; thành viên của AWS; [Bộ trưởng Nông nghiệp 1991-1993].

Jaroszewicz, Piotr (1909-1992): Đảng viên PZPR; Phó thủ tướng, 1952-1970; Thủ tướng, 1970-1980.

Jaruzelski, Wojciech (1923-): Đảng viên PPR và PZPR từ 1947; Tổng Tham mưu Trưởng của Quân đội Ba Lan, 1965-1968; Bộ trưởng Quốc phòng, 1968-1983; chỉ huy cuộc tấn công quân sự lên các công nhân đình công ở Gdańsk, 1970; Bí thư thứ Nhất PZPR, 1981-1989; Thủ tướng, 1981-1985; tuyên bố quân luật và loại Đoàn kết ra ngoài vòng pháp luật, 1981; Tổng thống, 1989-1990.

Kaczyński, Jarosław (1949-): Thành viên của KOR; thành viên Đoàn kết từ 1980; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; Thượng nghị sĩ, 1989-1990; Dân biểu ở Sejm 1991-1993, 1997-nay; chủ tịch PC từ 1991. [Thủ tướng, 2006-2007.]

Kaczyński, Lech (1949-2010): Giáo sư Luật tại Đại học Gdańsk và Học viện Thần học Công giáo ở Warsaw; thành viên của KOR; thành viên Đoàn kết từ 1980; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; Thượng nghị sĩ, 1989-1991; Dân biểu ở Sejm, 1991-1993; Chủ tịch Tổng thanh tra, 1992-1995; thành viên của PC. [Bộ trưởng Tư pháp, 2000-2001; Tổng thống, 2005-2010 chết do tai nạn máy bay.]

Kádár, János (1912-1989): Trở thành Bí thư thứ Nhất của Đảng Cộng sản Hungary sau vụ đàn áp Cách mạng Hungary năm 1956; đã đưa ra “Cơ chế Kinh tế Mới” trong các năm 1960, mà đã phi tập trung hóa một phần nền kinh tế Hungary; bị buộc rời khỏi quyền lực trong năm 1988.

Kiszczak, Czesław (1925-): Phục vụ trong quân đội Ba Lan như một sĩ quan tình báo từ 1945; đảng viên PPR/PZPR từ 1945; Bộ trưởng Nội vụ, 1981-1990; chỉ huy việc thực hiện quân luật năm 1981; Phó thủ tướng 1989-1990; đã tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán dẫn đến các cuộc đàm phán Bàn Tròn.

Kołakowski, Leszek (1927-2009): Một trong những nhà triết học thế kỷ hai mươi lỗi lạc nhất của Ba Lan; Giáo sư tại Đại học Warsaw và Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, 1964-1968; bị đuổi khỏi PZPR, 1966; buộc phải di cư, 1968; Giáo sư tại Đại học Oxford, 1970-2009; đại diện của KOR ở nước ngoài; viễn sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan từ 1991.

Konwicki, Tadeusz (1926-): Tác giả và nhà làm phim; các tác phẩm chính gồm Phức cảm Ba Lan (1977) và Khải huyền Nhỏ (1979).

Krzaklewski, Marian (1950-): Thành viên Đoàn kết từ 1980; chủ tịch Đoàn kết từ 1991; đồng sáng lập và chủ tịch AWS, 1996; Dân biểu ở Sejm từ 1997.

Kukliński, Ryszard (1930-2004): Trưởng Văn phòng Kế hoạch Chiến lược của Bộ Tổng Tham mưu Ba Lan, 1976-1981; đã làm việc như một đặc vụ CIA từ 1970; rời Ba Lan sang Hoa Kỳ năm 1981.

Kuroń, Jacek (1934-2004): Nhà bất đồng chống cộng sản từ các năm 1960; đồng sáng lập của KOR; thành viên Đoàn kết từ 1980; tham gia các cuộc đàm phán Bàn Tròn; Bộ trưởng Lao động và Chính sách Xã hội 1989-1990, 1992-1993; đồng chủ tịch UD, 1991-1994; ứng viên tổng thống từ, 1995.

Kwaśniewski, Aleksander (1954-): Đảng viên PZPR, 1977-1989; biên tập viên của Sztandar Młodych (Ngọn cờ Thanh niên), 1984-1985; Bộ trưởng Thanh niên, 1985-1987; Chủ tịch Ủy ban Thanh niên và Thể thao, 1987-1990; chủ tịch ủy ban Olympic Ba Lan, 1988-1991; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; chủ tịch SdRP, 1990-1995; chủ tịch đoàn đại biểu quốc hội của SLD, 1991-1995; Tổng thống, 1995-2005.

Lityński, Jan (1946-): Bị tù vì hoạt động sinh viên năm 1968; thành viên của KOR và biên tập viên của các tạp chí của họ, Biuletyn Informacyjny (Tập san Thông tin)Robotnik (Công nhân), Thành viên Đoàn kết từ 1980; Dân biểu ở Sejm từ 1989; thành viên của UD/UW.

Macharski, Franciszek (1927-): Giảng viên tại Trường dòng Kraków từ 1961; hiệu trưởng, 1970-1979; cố vấn thân cận cho Hồng y Karol Wojtyła (Giáo hoàng John Paul II sau này); Hồng y từ 1979.

Mazowiecki, Tadeusz (1927-): Đồng sáng lập của Câu lạc bộ Warsaw của các Trí thức Công giáo, 1957; đồng sáng lập và biên tập viên của tạp chí Công giáo hàng tháng, Więź, 1958; cố vấn trong thời gian các cuộc đình công Gdańsk năm 1980; thành viên Đoàn kết từ 1980; tham gia các cuộc đàm phán Bàn Tròn; Thủ tướng không cộng sản đầu tiên, 1989-1990; đồng sáng lập và chủ tịch UD/UW đến 1995.

Michnik, Adam (1946-): Nhà bất đồng chính kiến từ các năm 1960; thành viên của KOR; thành viên Đoàn kết từ 1980; tổng biên tập của Gazeta Wyborcza (Nhật báo Bầu cử), nhật báo có số phát hành lớn nhất của Ba Lan.

Mikołajczyk, Stanisław (1901-1966): Thủ tướng của chính phủ Ba Lan lưu vong, 1943-1945; Phó thủ tướng trong “Chính phủ Thống nhất Dân tộc” do cộng sản chi phối, 1945-1947; buộc phải lưu vong lần nữa trong năm 1947; lãnh đạo PSL từ 1945.

Miller, Leszek (1946-): Bí thư Ban chấp hành Trung ương của PZPR, 1988-1990; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; Bộ trưởng Lao động và các Vấn đề Xã hội, 1993-1996; Bộ trưởng Nội vụ, 1997; Chủ tịch của SdRP/SLD, 1997- nay. [Thủ tướng, 2001-2004.]

Miodowicz, Alfred (1929-): Công nhân ngành thép từ 1952; chủ tịch công đoàn OPZZ, 1984-1991; ủy viên Bộ Chính trị, 1986-1989; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn.

Moczar, Mieczysław (1913-1986): Đảng viên PPR/PZPR từ 1942; Bộ trưởng Nội vụ, 1964-1968; Bí thư Ban chấp hành Trung ương PZPR, 1968-1971; ủy viên Bộ Chính trị, 1980-1981; lãnh tụ của phái “du kích” dân tộc chủ nghĩa bên trong PZPR.

Modzelewski, Karol (1937-): Giáo sư Lịch sử tại Đại học Wrocław; đảng viên PZPR, 1957-1964; bất đồng chính kiến từ 1964; thành viên Đoàn kết từ 1980; Thượng nghị sĩ, 1989-1991; chủ tịch danh dự của UP, 1992-1995.

Okulicki, Leopold (1898-1946): Đã chiến đấu vì sự độc lập của Ba Lan trong Chiến tranh Thế giới I; lính trong Quân đội Ba Lan từ 1918; bị những người Soviet bắt giam trong phần đầu của Chiến tranh Thế giới II; sau khi được thả, chỉ huy của AK, 1944-1945; bị những người cộng sản bắt trong năm 1945; chết trong nhà tù.

Olszewski, Jan (1930-): Luật sư, nhà bất đồng chính kiến từ các năm 1950; thành viên của KOR; thành viên Đoàn kết từ 1980; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; Thủ tướng, 1991-1992; đồng sáng lập và chủ tịch của ROP, 1995-nay.

Onyszkiewicz, Janusz (1937-): Nhà toán học, nhà bất đồng chính kiến từ 1968; thành viên Đoàn kết từ 1980; người phát ngôn của Đoàn kết, 1981-1989; Dân biểu ở Sejm, 1988-nay; Bộ trưởng Quốc phòng, 1992-1993, 1997-2000; thành viên của UD/UW. [Phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội châu Âu, 2007-2009.]

Orszulik, Giám mục Alojzy (1928-): Giám đốc Cục Báo chí của Hội đồng Giám mục Ba Lan, 1968-1993; Giám mục của Giáo khu Łowicz từ 1982; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn.

Ossowska, Maria (1896-1974): Giáo sư Xã hội học tại Đại học Warsaw từ 1948; giám đốc Bộ môn Lịch sử và Lý thuyết Đạo đức tại Viện Triết học và Xã hội học trong Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, 1956-1962.

Paczkowski, Andrzej (1938-): Giáo sư Lịch sử tại Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan 1991; chuyên gia về lịch sử đương đại Ba Lan; thành viên của Viện Ký ức Quốc gia, 1999-nay.

Piłsudski, Józef (1867-1935): Đồng sáng lập của PPS năm 1893; đã chiến đấu vì độc lập cho Ba Lan trong Chiến tranh Thế giới I; Đứng đầu Nhà nước Ba Lan, 1918-1922; dẫn đầu cuộc đảo chính năm 1926 để thiết lập chính phủ độc đoán.

Pipes, Richard: Giáo sư Lịch sử tại Harvard; chuyên gia về lịch sử Soviet; cố vấn cho Tổng thống Ronald Reagan.

Popiełuszko, Jerzy (1947-84): Linh mục Công giáo La Mã; thành viên Đoàn kết từ 1980; bị an ninh sát hại vì các hoạt động bất đồng của ông.

Raina, Peter: Nhà báo Công giáo bảo thủ, tác giả của nhiều sách bằng tiếng Ba Lan và tiếng Anh về Giáo hội Công giáo ở Ba Lan.

Rakowski, Mieczysław (1926-2008): đảng viên PPR/PZPR từ Chiến tranh Thế giới II; tổng biên tập của tạp chí hàng tuần Polityka (Chính trị), 1958-1982; ủy viên Bộ Chính trị, 1987-1990; Bí thư thứ Nhất của PZPR, 1989-1990; Phó thủ tướng, 1981-1985; Thủ tướng, 1989-1990.

Reykowski, Janusz (1929-): Giáo sư Tâm lý Xã hội tại Đại học Warsaw; Giám đốc Viện Tâm lý học tại Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan; trưởng đoàn đại biểu chính phủ tại các cuộc Đàm phán Bàn Tròn.

Romanowski, Bolesław (1910-1968): Chỉ huy hải quân và tàu ngầm.

Siła-Nowicki, Władysław (1913-1994): Luật sư và nhà hoạt động dân chủ Thiên chúa giáo; thành viên của AK, 1941-1945; bị tù vì các hoạt động chống cộng sản, 1947-1956; thành viên Đoàn kết từ 1980; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn.

Siwicki, Florian (1925-2013): Lính và đảng viên của PPR/PZPR từ 1943; chỉ huy các lực lượng Ba Lan xâm lấn Tiệp Khắc năm 1968 để đè bẹp “Mùa xuân Prague”; Bộ trưởng Quốc phòng, 1981-1983; ủy viên Ban chấp hành Trung ương PZPR, 1975-1990; ủy viên Bộ Chính trị, 1986-1990.

Staniszewska, Grażyna (1949-): Giáo viên trung học và quản thư viện ở Bielsko-Biała (miền nam Ba Lan); thành viên Đoàn kết từ 1980; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; Dân biểu ở Sejm từ 1989; thành viên của UD/UW.

Stelmachowski, Andrzej (1925-2009): thành viên của AK trong Chiến tranh Thế giới II; Giaos sư Luật tại Đại học Wrocław và Đại học Warsaw từ 1962; thành viên Đoàn kết từ 1980; chủ tịch Câu lạc bộ Trí thức Công giáo Warsaw, 1987-1990; Chủ tịch Thượng viện, 1989-1990; Bộ trưởng Giáo dục, 1991-1992.

Stroba, Jerzy (1919-1999): Giám mục Công giáo La Mã của Szczecin, 1972-1979; Tổng giám mục của Poznań, 1979-1999.

Szymańska, Irena (1899-1981): Diễn viên múa ballet xuất sắc tại Nhà hát Lớn ở Warsaw; giảng viên và giám đốc tại Trường Ballet Warsaw.

Tatarkiewicz, Władysław (1886-1980): Giáo sư Triết học và Lịch sử Nghệ thuật tại Đại học Wilno, Đại học Poznań, và Đại học Warsaw.

Tischner, Cha Józef (1931-2000): Linh mục Công giáo La mã; Giáo sư Triết học tại Học viện Thần học Giáo hoàng ở Kraków; nhà báo cho tuần báo công giáo, Tygodnik Powszechny (Tuần báo Phổ thông).

Torańska, Teresa (1946-): Nhà báo, tác giả của cuốn sách năm 1985 nổi tiếng, Oni (Họ), về thời kỳ Stalinist ở Ba Lan.

Urban, Jerzy (1933-): Nhà báo cho tuần báo Polityka (Chính trị), 1961-1981; người phát ngôn của chính phủ, 1981-1989; tham gia các cuộc Đàm phán Bàn Tròn; biên tập viên của tuần báo châm biếm Nie (Không) từ 1990.

Walc, Jan (1948-1993): Nhà phê bình văn học và nhà báo; thành viên của KOR.

Wałęsa, Lech (1943-): Thợ điện và nhà hoạt động lao động; đồng sáng lập của Nghiệp đoàn Tự do Duyên hải, 1978; người lãnh đạo các cuộc đình công xưởng đóng tàu Gdańsk năm 1980; chủ tịch Đoàn kết, 1980-1990; được giải Nobel Hòa bình, 1983; tham gia các cuộc đàm phán Bàn Tròn; Tổng thống, 1990-1995.

Wielowieyski, Andrzej (1927-): lính trong AK, 1943-1945; nhà báo cho tạp chí Công giáo hàng tháng Więź, 1961-1980; thư ký của Câu lạc bộ Trí thức công giáo Warsaw, 1972-1981, 1984-1989; thành viên Đoàn kết từ 1980; tham gia các cuộc đàm phán Bàn Tròn; Thượng nghị sĩ, 1989-1991; Dân biểu ở Sejm, 1991-1993.

Wyszyński, Hồng y Stefan (1901-1981): Giáo chủ Công giáo La mã và Hồng y, 1952-1980.

Zakrzewski, Jan: Sĩ quan trong các Lực lượng Vũ trang Ba Lan ở miền Tây, 1940-1945; nhà báo TV và radio, 1957-1983.

Các tổ chức và Thuật ngữ

AK (Armia Krajowa; Quân đội Quê hương): quân đội Ba Lan bí mật trong Chiến tranh Thế giới II.

AWS (Akcja Wyborcza Solidarność; Hành động Bầu cử Đoàn kết): một tổ chức chính trị Công giáo, bảo thủ được thành lập năm 1996. Nó bao gồm vài tá các đảng nhỏ, kể cả Liên hiệp Quốc gia Thiên chúa giáo, Liên minh Trung tâm, Đảng Dân túy Bảo thủ, Những người Dân chủ Thiên chúa giáo của Đệ tam Cộng hòa, và nhiều nữa. Được Marian Krzaklewski lãnh đạo. Trong năm 1997 AWS đã tham gia liên minh với Liên hiệp Tự do để thành lập chính phủ.

Bộ Chính trị: cơ quan cai trị hàng ngày của đảng cộng sản; về mặt kỹ thuật (tuy thường không trong thực tiễn) phụ thuộc vào các quyết định của Ủy ban Trung ương lớn hơn.

Bydgoszcz: một thành phố ở giữa miền bắc Ba Lan; địa điểm của hành động bạo lực cảnh sát trong năm 1981 mà đã dẫn đến sự đối đầu căng thẳng giữa Đoàn kết và chế độ.

CBOS (Centrum Badania Opinii Społecznej; Trung tâm Nghiên cứu Dư luận): được thành lập năm 1982; nói chung được coi là nguồn tin cậy về dữ liệu thăm dò.

Câu lạc bộ của các Trí thức Công giáo: mạng lưới của các nhóm thảo luận độc lập được tạo ra trong năm 1958; đã được phép hoạt động hợp pháp trong thời kỳ cộng sản.

Chính phủ London: tên thông tục của chính phủ Ba Lan lưu vong trong Chiến tranh Thế giới II.

Comintern (Quốc tế Cộng sản): tên thông tục cho Quốc tế Ba bị Soviet chi phối, mà đã tồn tại 1919-1943.

Cung Phó vương: cơ ngơi trước kia của Thủ hiến Nga trong thời kỳ chia cắt; được dùng trong thế kỷ thứ hai mươi như trụ sở của Hội đồng Bộ trưởng và dinh tổng thống (hiện nay); trong năm 1989, địa điểm của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn.

Częstochowa: tu viện ở đây đã là vị trí của một chiến thắng quân sự quan trọng trong thế kỷ thứ mười bảy, được nhân dân cho là do sự can thiệp của đức mẹ Đồng trinh Mary, mà thần tượng của bà treo ở đây; ngày nay hàng triệu người Ba Lan hành hương đến Częstochowa hàng năm.

Đoàn kết (Solidarność): một nghiệp đoàn lao động và một phong trào phản đối được thành lập tháng Tám, 1980, như kết quả của một làn sóng đình công toàn quốc; tại đỉnh điểm của nó trong năm 1980 nó đã có khoảng mười triệu thành viên; bị đặt ra ngoài vòng pháp luật sau tuyên bố quân luật trong tháng Mười hai, 1981, nhưng đã tiếp tục để tổ chức phe đối lập ngầm với những người cộng sản suốt các năm 1980; được hợp pháp hóa lại như một kết quả của các cuộc đàm phán Bàn Tròn năm 1989.

Đoàn kết Nông thôn: được lập ra trong năm 1980 như một bản sao nông thôn của phong trào Đoàn kết.

“Đội ngũ Xám” (Szare Szeregi): nhóm kháng chiến bí mật trong Chiến tranh Thế giới II, bao gồm các thành viên Nam Hướng đạo sinh trước chiến tranh.

Gazeta Wyborcza (Nhật báo Bầu cử): tờ báo được lập ra trong năm 1989 như một cơ quan của Đoàn kết; ngày nay là nhật báo có số phát hành lớn nhất Ba Lan.

Giáo trưởng: quan chức cao nhất của Giáo hội Công giáo La Mã trong một nước.

Hiến pháp Nhỏ: tên thông tục của một tập hợp các luật được thông qua trong năm 1992 thiết lập các định chế cai trị của Ba Lan, chưa thông qua một hiến pháp mới (mà cuối cùng đã hoàn tất trong năm 1997).

Hội đồng giám mục: một định chế bao gồm tất cả các giám mục Công giáo La Mã trong một nước cho trước.

Jachranka: khu nghỉ gần Warsaw; địa điểm của một hội thảo quan trọng trong năm 1998 nơi nhiều chính trị gia hàng đầu từ đầu các năm 1980 đã tranh luận về di sản của Đoàn kết và thời kỳ quân luật.

KOR (Komitet Obrony Robotników; Ủy ban Bảo vệ Công nhân): được lập ra năm 1976 bởi Adam Michnik, Jacek Kuroń, Edward Lipiński, Jan-Józef Lipski, Jan Lityński, Antoni Macierewicz, và những người khác để cung cấp sự giúp đỡ cho những công nhân những người đã chịu sự đàn áp bởi vì hoạt động lao động hay bất đồng chính kiến; đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng bằng cách tạo ra một liên minh giữa gới trí thức và các công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ cộng sản.

KPP (Komunistyczna Partia Polski; Đảng Cộng sản Ba Lan): một đảng cánh tả cấp tiến tồn tại bất hợp pháp ở Ba Lan từ 1918-1937; liên hệ mất thiết với Liên Xô; bị Stalin giải tán.

Kultura (Văn hóa): một tạp chí lưu vong quan trọng được xuất bản ở Paris từ 1947.

“Lojalki”: tuyên bố trung thành, mà chính phủ cộng sản đã thử moi ra từ các tù nhân chính trị.

Magdalenka: một làng gần Warsaw nơi các nhà đàm phán hàng đầu tại Bàn Tròn đã gặp nhau một cách riêng tư để vượt qua một số bế tắc đã gặp phải trong các cuộc thảo luận công khai; ngày nay tên này là một ẩn dụ cho những người đưa ra luận điệu rằng một giao dịch thỏa thuận bí mật đã đạt được trong năm 1989 mà đã cho phép những người cộng sản giữ lại ảnh hưởng của họ.

Mazowsze: vùng giữa Ba Lan mà bao gồm cả Warsaw; một cơ sở quan trọng cho phong trào Đoàn kết.

Milicja Obywatelska (dân quân): cảnh sát trong thời kỳ cộng sản.

Nhà máy Máy kéo Ursus: một hãng lớn ở gần Warsaw mà đã là địa điểm của nhiều náo loạn lao động trong thời kỳ cộng sản, nổi bật nhất trong năm 1976; một trong những trung tâm hàng đầu của sức mạnh của phong trào Đoàn kết; nhân viên bao gồm Zbigniew Bujak và Zbigniew Janas.

Nowa Huta: khu tổ hợp công nghiệp khổng lồ gần Kraków được xây dựng không lâu sau Chiến tranh Thế giới II; một trong những địa điểm chính của sự náo loạn công nghiệp trong năm 1988 mà đã góp phần vào việc bắt đầu các cuộc Đàm phán Bàn Tròn.

NSZZ “Solidarność” (Niezależny Samorządny Związek Zawodowy “Solidarność”; Nghiệp đoàn Tự-quản Độc lập, “Đoàn kết”): tên chính thức đầy đủ của Đoàn kết.

OPZZ (Ogólnopolskie Porozumienie Związków Zawodowych; Liên minh Nghiệp đoàn Lao động toàn Ba Lan): một công đoàn do nhà nước bảo trợ được lập ra năm 1984 trong một cố gắng để lấy đi sự ủng hộ khỏi Đoàn kết.

PAX: một tổ chức Công giáo thân cộng sản được hình thành trong năm 1952.

PC (Porozumienie Centrum; Liên minh Trung tâm): đảng chính trị trung-hữu được thành lập năm 1990 bởi (hai anh em sinh đôi) Lech Kaczyński và Jarosław Kaczyński; ngày nay là một phần của AWS.

Phép màu trên sông Vistula: tên thông tục cho một trận đánh trong năm 1920, mà đã đẩy lui một cuộc tấn công Soviet trong chiến tranh Ba Lan-Soviet 1919-1921.

Phong trào Ba Lan Trẻ: Một phong trào đối lập Công giáo, dân tộc chủ nghĩa, bảo thủ được thành lập năm 1979 bởi Aleksander Hall.

Polityka (Chính trị): một tạp chí hàng tháng quan trọng được thành lập năm 1957; trong thời kỳ cộng sản, được coi là cơ quan của phái ôn hòa của đảng PZPR.

PPS (Polska Partia Socjalistyczna; Đảng Xã hội chủ nghĩa Ba Lan): được thành lập năm 1892 với hai mục tiêu của một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và độc lập dân tộc; một trong những đảng chính trị lớn nhất của Ba Lan trong thời gian giữa hai thế chiến; bị PPR hấp thu để tạo thành PZPR trong năm 1948; được tái lập trong năm 1987, nhưng thuộc bên lề hiện nay.

PPR (Polksa Partia Robotnicza; Đảng Lao động Ba Lan): tên của Đảng Cộng sản Ba Lan từ 1942-1948, tại lúc khi nó chiếm quyền.

PRON (Patriotyczny Ruch Odrodzenia Narodowego; Phong trào Yêu nước Phục hưng Dân tộc): một tổ chức được chính phủ lập ra năm 1982 trong một cố gắng để cung cấp một diễn đàn có thể quản lý được cho những người không cộng sản để tham gia vào đời sống công; được các nhân vật đối lập hiểu một cách rộng rãi như một thủ đoạn tuyên truyền vô nghĩa.

PSL (Polskie Stronnictwo Ludowe; Đảng Dân túy Ba Lan): một đảng nông dân được thành lập năm 1895; dưới sự lãnh đạo của Stanisław Mikołajczyk, đã trở thành tiêu điểm của phe đối lập hợp pháp đối với những người cộng sản 1945-1947; bị giải tán trong năm 1949 để lập ra ZSL; được tái lập trong năm 1990.

PZPR (Polska Zjednoczona Partia Robotnicza; Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan): tên của đảng cộng sản Ba Lan 1948-1989; được lập ra bởi sự hợp nhất của PPS và PPR.

Sejm: Quốc hội Ba Lan (Hạ viện).

SdRP (Socjaldemokracja Rzeczypospolitej Polskiej; Đảng Xã hội Dân chủ của Cộng hòa Ba Lan): đảng kế vị của đảng PZPR, sau khi PZPR giải tán trong năm 1989; giải tán trong năm 1999 với sự tổ chức lại của SLD.

SLD (Sojusz Lewicy Demokratycznej; Liên minh Dân chủ cánh Tả): tổ chức chính trị được tạo ra quanh SdRP, OPZZ, và nhiều đảng cánh tả nhỏ khác; được tổ chức lại và tập trung hóa trong năm 1999 như Đảng Dân chủ cánh Tả (Stronnictwo Lewicy Demokratycznej; vẫn là SLD); đã nắm quyền ở Ba Lan (cùng với Đảng Dân túy Ba Lan) từ 1994-1997.

Synod: một hội thảo định kỳ của các giám mục, được tổ chức khi có nhu cầu được cảm nhận để giải quyết một tập đặc biệt của các vấn đề.

“Tan băng” tháng Mười: tên thông tục cho các cuộc cải cách được thể chế hóa sau khi Władysław Gomułka trở thành Bí tư thứ Nhất của PZPR tháng Mười 1957.

TKK (Tymczasowy Komisja Koordynacyjna; Ủy ban Điều phối Lâm thời): cơ quan chỉ huy của Đoàn kết từ 1982-1987.

UD (Unia Demokratyczna; Liên hiệp Dân chủ): đảng khai phóng (tự do) được thành lập năm 1990 từ cánh trung tả của phong trào Đoàn kết; các thành viên hàng đầu gồm Jacek Kuroń, Tadeusz Mazowiecki, Zbigniew Bujak, và Adam Michnik; hợp nhất với Đại hội Dân chủ-Tự do trong năm 1994 để tạo ra UW.

UP (Unia Pracy; Liên hiệp Lao động): đảng xã hội dân chủ được tạo ra trong năm 1992 từ một số tổ chức cánh tả nhỏ hơn; gồm cả các cựu thành viên của phong trào Đoàn kết và một số cựu đảng viên cộng sản.

Ủy ban Công dân: được lập ra năm 1989 để ứng cử đối lại PZPR trong các cuộc bầu cử một phần tự do đầu tiên.

Ủy ban Trung ương: một định chế tương đối lớn bên trong đảng cộng sản, được trao quyền hạn cuối cùng về bổ nhiệm và hoạch định chính sách (tuy trong thực tế thường lệ thuộc vào Bộ Chính trị).

UW (Unia Wolności; Liên hiệp Tự do): được tạo ra trong năm 1994 với sự liên hiệp của UD và Đại hội Dân chủ Tự do; một sự pha trộn đôi khi kỳ quặc của những người Công giáo ôn hòa (như Tadeusz Mazowiecki), những người tự do phúc lợi xã hội (như Jacek Kuroń và Adam Michnik), và những người tự do thị trường tự do (như Leszek Balcerowicz); từ 1997, một phần của chính phủ liên hiệp với AWS.

Xưởng đóng tàu Lenin: xưởng đóng tàu khổng lồ ở Gdańsk mà đã là tiêu điểm của bất ổn lao động trong thời kỳ cộng sản; các cuộc đình công ở đây năm 1970 đã dẫn đến một sự đàn áp quân sự hung bạo; các cuộc đình công ở đây trong năm 1980 đã dẫn đến việc thành lập Đoàn kết.

Więź (Trái phiếu): một tạp chí Công giáo hàng tháng được thành lập năm 1958; đã được phép xuất bản hợp pháp suốt thời kỳ cộng sản.

WRON (Wojskowa Rada Ocalenia Narodowego; Hội đồng Quân sự Cứu Nước): được tổ chức trong năm 1980 để cai trị trong giai đoạn quân luật.

Znak (Dấu hiệu): một tạp chí định kỳ Công giáo hợp pháp trong thời kỳ cộng sản; ngoài ra là tên cho một nhóm nhỏ của những người Công giáo được cho phép giữ các ghế quốc hội, 1957-1976.

ZSL (Zjednoczone Stronnictwo Ludowe; Đảng Dân túy Thống nhất): được thành lập năm 1949 sau khi giải tán PSL; đã được phép cử các đại biểu vào quốc hội suốt thời kỳ cộng sản, nhưng đã không có sự tự trị hay quyền lực nào; đã nổi loạn chống lại những người cộng sản trong năm 1989 bằng cách ủng hộ việc lập ra chính phủ Mazowiecki.

Những người cộng tác

László Bruszt là Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Trung Âu ở Budapest. Ông đã tham gia trong các cuộc thảo luận Bàn Tròn Hungary như đại diện thường xuyên của Liên minh các Nghiệp đoàn Độc lập. Đồng tác giả của Pathways from State Socialism (1998), ông đã công bố rộng rãi về các vấn đề đại diện lợi ích và chủ nghĩa công ty.

Mark Chesler là Giáo sư Xã hội học tại Đại học Michigan. Chuyên môn của ông bao gồm nghiên cứu hành động; giải quyết xung đột; phân biệt chủng tộc, phân biệt giới và các thể chế đa văn hóa; những khía cạnh tâm lý của ung thư. Những công bố gần đây của ông gồm các bài báo trên các tạp chí được biên tập về tính đa dạng và sự thay đổi trong các tổ chức và đã là đồng tác giả của Cancer and Self-Help: Bridging the Troubled Waters of Childhood Illness (1996). Ông tư vấn tích cực với các đại học, các công ty, các cơ quan công cộng, và các nhóm cộng đồng về các vấn đề xung đột và thay đổi.

Michael D. Kennedy là Phó Hiệu trưởng về các Vấn đề Quốc tế, Giám đốc của Viện Quốc tế, và Phó Giáo sư về Xã hội học tại Đại học Michigan. Ông đã tiến hành nghiên cứu rộng rãi về các trí thức, các nghề nhiệp, xã hội dân sự, và quốc gia ở Đông Trung Âu, đặc biệt Ba Lan. Các sách của ông bao gồm Professionals, Power, and Solidarity in Poland: A Critical Sociology of Soviet-Type Society (1991), biên tập cuốn Envisioning Eastern Europe: Postcommunist Cultural Studies (1994), và đồng biên tập các cuốn Intellectuals and the Articulation of the Nation (1999) Globalizations and Social Movements: Culture, Power and the Transnational Public Sphere (2000). Ông đang hoàn thành một cuốn sách về các hình thái văn hóa hậu cộng sản.

Heinz Klug là Trợ lý Giáo sư Luật tại Đại học Wisconsin-Madison. Một chuyên gia về luật hiến pháp so sánh, luật quốc tế, và quyền tài sản, ông đã công bố nhiều bài báo về cải cách ruộng đất và làm hiến pháp ở Nam Phi. Ông là tác giả của Constituting Democracy: Law, Globalism and South Africa's Political Reconstruction (2000), và hiện đang nghiên cứu về tác động của khủng hoảng AIDS lên cuộc đấu tranh đối với việc bảo vệ patent quốc tế.

Jan Kubik là Phó Giáo sư về Khoa học Chính trị và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga, Trung và Đông Âu tại Đại học Rutgers. Các mối quan tâm nghiên cứu của ông gồm chính trị và văn hóa, chính trị mức địa phương, chính trị phong trào và phản đối, và những biến đổi hậu cộng sản. Ông là tác giả của The Power of Symbols Against the Symbols of Power: The Rise of Soliarity and the Fall of State Socialism in Poland (1994) và đồng tác giả của Rebellious Civil Society: Popular Protest and Democratic Consolidation in Poland, 1989-1993 (1999). Hiện tại ông tiến hành nghiên cứu về vai trò của những di sản lịch sử trong thời hậu cộng sản.

Margarita Nafpaktitis là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Bộ môn Ngôn ngữ và Văn học Slavic tại Đại học Michigan. Cô đang hoàn tất luận văn về ngữ nghĩa của không gian trong văn học Hiện đại Nga.

Stephanie Platz là trợ lý Giáo sư Lịch sử tại Đại học Michigan. Một chuyên gia về lịch sử và văn hóa Armenia thế kỷ mười chín và thế kỷ hai mươi, bà đã công bố nhiều bài báo về các vấn đề bản sắc, tính dân tộc, và chủ nghĩa dân tộc. Bà đang hoàn tất một cuốn sách về mối quan hệ giữa lịch sử, khoa học, và bản sắc dân tộc Armenia.

Donna Parmelee, một nhà xã hội học và chuyên gia Balkan, là Nhà Quản lý các Dự án được Tài trợ và Cộng sự Hành chính tại Trung tâm Nghiên cứu Nga và Đông Âu và Viện Quốc tế tại Đại học Michigan.

Brian Porter là Phó Giáo sư Lịch sử tại Đại học Michigan, và tác giả của When Nationalism Began to Hate: Imagining Modern Politics in Nineteenth-Century Poland (2000). Công việc của ông tập trung vào lịch sử trí tuệ và văn hóa chính trị của Đông-Trung Âu trong thế kỷ thứ mười chín và thế kỷ hai mươi. Hiện tại ông đang nghiên cứu cho một cuốn sách về sự nổi lên và sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước Công giáo ở Ba Lan.

Gay W. Seidman là Phó Giáo sư về Xã hội học tại Đại học Wisconsin-Madison. Các mối quan tâm nghiên cứu của bà bao gồm các phong trào lao động trong các nước đang phát triển, các ý thức hệ giới, sự phân tầng chủng tộc, và tái cấu trúc kinh tế. Tác giả của Manufacturing Militance: Workers’ Movements in Brazil and South Africa, 1970-1985 (1994), bà đang nghiên cứu về chủ nghĩa tích cực lao động xuyên quốc gia.

Dịch giả Nguyễn Quang A gửi trực tiếp cho BVN

[1] Jeffrey Paige, Coffee and Power: Revolution and the Rise of Democracy in Central America (Cambridge: Harvard University Press, 1997).

[2] Guillermo O’Donnell, Modernization and Bureaucratic Authoritarianism (New Haven: Yale University Press, 1973); David Collier, ed., New Authoritarianism in Latin America (Princeton: Princeton University Press, 1980); Alain Rouquie, The Military and the State in Latin America, trans. Paul Sigmund (Berkeley: University of California Press, 1987).

[3] Guillermo O’Donnell and Phillipe Schmitter, eds., Transitions from Authoritarian Rule: Tentative Conclusions about Uncertain Democracies (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1986); Alfred Stepan, ed., Democratizing Brazil (Oxford: Oxford University Press, 1989); J. Samuel Valenzuela and Arturo Valenzuela, eds., Military Rule in Chile: Dictatorship and Oppositions (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1986).

[4] Adam Przeworski, Democracy and the Market: Political and Economic Reforms in Eastern Europe and Latin America (Cambridge: Cambridge University Press, 1991); Samuel Valenzuela, “Labor Movements in Transitions to Democracy,” Comparative Politics 21:4 (1989): 445-72. Nhưng xem Bruce Cumings, “The Abortive Abertura in South Korea in Light of the Latin American Helen Kellogg Institute for International Studies by University of Notre Dame Press, 199 Experience,” New Left Review 173 (Jan-Feb 1989): 5-32; Scott Mainwaring, Guillermo O’Donnell and J. Samuel Valenzuela, eds., Issues in Democratic Consolidation: The New South American Democracies in Comparative Perspective (Notre Dame: Published for the 2).

[5] Ngay cả trong trường hợp Ba Lan, tuy vậy, một sự xem xét ngờ vực hơn của các nhóm cử tri phong trào trong các cuộc đàm phán có thể hỏi những cá nhân nào thực sự xuất hiện tại Bàn Tròn, và vì sao. Như thế, chẳng hạn, sự thiếu vắng thực sự của phụ nữ có thể đáng sự thảo luận nào đó – mặc dù có vẻ đã được coi là nghiễm nhiên bởi những người tham gia những người đã nói tại hội thảo Michigan.

[6] Arturo Escobar and Sonia Alvarez, eds., The Making of Social Movements in Latin America: Identity, Strategy, and Democracy (Boulder: Westview Press, 1992); Sonia Alvarez, Engendering Democracy in Brazil: Women’s Movements in Transition Politics (Princeton: Princeton University Press, 1990); Maria Helena Moreira Alves, State and Opposition in Military Brazil (Austin: University of Texas Press, 1985); Norma Stoltz Chinchilla, “Marxism, Feminism and the Struggle for Democracy in Latin America,” Gender and Society 5:3 (1991): 291-310; Elizabeth Jelin, ed., Women and Social Change in Latin America (London: Zed Books, 1990); Margaret Keck, The Workers’ Party and Democratization in Brazil (New Haven: Yale University Press, 1992); Anthony Marx, Lessons of Struggle: South African Internal Opposition, 1960-1990 (New York: Oxford University Press, 1992); Deitrich Reuschemeyer, Evelyne Huber Stephans and John Stephans, Capitalist Development and Democracy (Chicago: University of Chicago Press, 1992); Gay Seidman, Manufacturing Militance: Workers’ Movements in Brazil and South Africa, 1970-1985 (Berkeley: University of California Press, 1994).

[7] Peter Dicken, Global Shift: The Internationalization of Economic Activity, 2nd ed. (New York: The Guilford Press, 1992); David Held, Anthony McGrew, David Goldblatt and Jonathan Perraton, Global Transformations: Politics, Economics and Culture (Stanford: Stanford University Press, 1999).

[8] Fred Cooper and Randall Packard, eds., International Development and the Social Sciences (Berkeley: University of California Press, 1997).

[9] F.H. Cardoso and Enzo Faletto, Dependency and Development in Latin America, trans. Marjory Mattingly Urquidi (Berkeley: University of California Press, 1979); Peter Evans, Dependent Development: The Alliance of Multinational, State, and Local Capital in Brazil (Princeton: Princeton University Press, 1979).

[10] World Bank, World Development Report 1991 (Washington: World Bank, 1991).

[11] Thomas Biersteker, “The Triumph of Liberal Economic Ideas in the Developing World,” in Barbara Stallings, ed., Global Change, Regional Response (Cambridge: Cambridge University Press, 1995), 174-98; Michael Carter, “Intellectual Openings and Policy Closures: Disequilibria in Contemporary Development Economics,” in Frederick Cooper and Randall M. Packard, eds., International Development and the Social Sciences (Berkeley: University of California Press, 1997), 119-149; Gary Gereffi and Donald Wyman, eds., Manufacturing Miracles: Paths of Industrialization in Latin America and East Asia (Princeton: Princeton University Press, 1990); Robert Wade, “East Asia’s Economic Success: Conflicting Perspectives, Partial Insights, Shaky Evidence,” World Politics 44 (1992): 270-320.

[12] Eric Helleiner, States and the Reemergence of Global Finance: Từ Bretton Woods to the 1990’s (Ithaca: Cornell University Press, 1994); Held, et al.

[13] Philip McMichael, Development and Social Change: A Global Perspective (Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press, 1996), 125-62.

[14] McMichael; Barbara Stallings, ed., Global Change, Regional Response (Cambridge: Cambridge University Press, 1995).

[15] Ian Kearns, “Eastern and Central Europe in the World Political Economy,” in Richard Stubbs and Geoffrey Underhill, eds., Political Economy and the Changing Global Order (New York: St. Martin’s Press, 1994), 378-89.

[16] Margaret Keck and Kathryn Sikkink, Activists Beyond Borders: Advocacy Networks in International Politics (Ithaca: Cornell University Press, 1998); Liisa Malkki, “Citizens of Humanity: Internationalism and the Imagined Community of Nations,” Diaspora 3:1 (1994): 41-68; Connie McNeely, ed., Public Rights, Public Rules: Constituting Citizens in the World Polity and National Policy (New York: Garland Pub., 1998).

[17] Thí dụ, Glenn Adler and Eddie Webster, “Toward a Class Compromise in South Africa’s ‘Double Transition’: Bargained Liberalization and the Consolidation of Democracy,” Politics and Society, 27:3 (1999): 347-85; Elizabeth Jelin and Eric Hershberg, Constructing Democracy: Human Rights, Citizenship, and Society in Latin America (Boulder: Westview Press, 1996).

[18] Toàn bộ bản gỡ băng, Communism’s Negotiated Collapse: The Polish Roud Table, Ten Years Later. A Conference at the University of Michigan. April 7-10, 1999. English Transcript of the Conference Proceedings, trans. by Kasia Kietlinska, ed. by Donna Parmelee (Ann Arbor: The University of Michigan Center for Russian and East European Studies, 1999), có sẵn tại <www.umich.edu/~iinet/Ba LanRoundTable/frame.html>. [Bản tiếng Việt: Bàn tròn Ba Lan – Những bài học.]

[19] Về giải thích của các chữ viết tắt, xem đoạn “Các Tổ chức và Thuật ngữ” dưới đây.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn